Trong thời kỳ kinh tế thị trường, với xu hướng hội nhập và phát triển càng ngày nền kinh tế nước ta càng phát triển hơn với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và nhiều mặt hàng phong phú về cả mẫu mã lẫn chủng loại. | Trong thời kỳ kinh tế thị trường, với xu hướng hội nhập và phát triển càng ngày nền kinh tế nước ta càng phát triển hơn với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và nhiều mặt hàng phong phú về cả mẫu mã lẫn chủng loại. Trong quá trình đó, có loại sản phẩm do nhiều xí nghiệp sản xuất, điều kiện khách quan của các xí nghiệp khác nhau rất xa, nhưng giá trị hàng hoá tuỳ thuộc vào thời gian lao động cần thiết, giá cả hàng hoá lại tuỳ thuộc sự biến đổi quan hệ cung cầu thị trường và dao động xung quanh giá trị. Khi trên thị trường hàng hoá mà cung lớn hơn cầu thì có thể xuất hiện cạnh tranh giữa những người sản xuất, người tiêu dùng có điều kiện lựa chọn. Để cạnh tranh thu hút khách hàng, người sản xuất cố gắng nâng cao chất lượng, giảm giá thành, tăng cường dịch vụ, tích cực tham gia cạnh tranh, cố gắng tạo ra sản phẩm nổi tiếng để phát triển thị trường. Đồng thời, cũng có những người sản xuất kinh doanh, thực lực cạnh tranh yếu, lại muốn thu nhiều lợi nhuận, dùng thủ đoạn cạnh tranh không chính đáng, lấy thứ kém thay tốt, lấy giả thay thật điển hình là hành vi làm hàng giả, hàng nhái . Cùng với sự bùng nổ cách mạng về khoa học kỹ thuật và giao lưu thông tin rộng rãi thì đồng thời tạo điều kiện cho các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh đó phát triển tinh vi hơn, làm không chỉ các xí nghiệp đứng đắn bị thiệt hại, người tiêu dùng cũng bị thiệt hại. Nếu không ngăn chặn những nguy cơ nói trên, mọi nỗ lực sáng tạo sẽ bị vùi dập, môi trường cạnh tranh sẽ trở nên hỗn loạn, tiến trình phát triển kinh tế sẽ bị kìm hãm. Nghiên cứu để tìm ra một giải pháp thích hợp để ngăn chặn các hoạt động làm hàng giả, hàng nhái sao cho hiệu quả và phù hợp với tình hình khách quan của Việt nam đã trở thành đòi hỏi bức bách của quá trình hội nhập phát triển kinh tế.