Các bé thường không biết cách phòng tránh những nguy cơ gây tổn thương cho cơ thể. Ví dụ, bé có thể tự giật tóc mình khi bị căng thẳng, cào cấu mặt lúc "ăn vạ" Những hành vi này lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành phản xạ tự nhiên mà bé cũng không ý thức hết được tác hại. Cha mẹ cần kịp thời nhắc nhở và can thiệp ngay để xóa bỏ thói quen xấu này của bé. | Xử trí khi bé tự làm đau mình Các bé thường không biết cách phòng tránh những nguy cơ gây tổn thương cho cơ thể. Ví dụ bé có thể tự giật tóc mình khi bị căng thẳng cào cấu mặt lúc ăn vạ . Những hành vi này lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành phản xạ tự nhiên mà bé cũng không ý thức hết được tác hại. Cha mẹ cần kịp thời nhắc nhở và can thiệp ngay để xóa bỏ thói quen xấu này của bé. - Khi phát hiện ra những thói quen không tốt bạn nên bình tĩnh giúp bé chấm dứt càng sớm càng tốt. Chẳng hạn với bé hay giật tóc bạn nên thường xuyên nhắc nhở đồng thời kéo tay bé ra khỏi đầu. Có thể đưa cho bé một vài món đồ chơi để bé quên đi hành vi tự làm mình tổn thương. - Nếu bé có thói quen tự làm mình đau khi lo lắng sợ hãi. bạn nên giúp bé biết cách cân bằng lại tâm lý ngay sau đó. Đưa bé ra ngoài đi dạo hay vui chơi để bé vượt qua nỗi buồn mà không có hành vi tự làm mình đau nữa. - Nếu bé thích cào cấu cơ thể khi tức giận bạn nên nhanh chóng ôm bé vào lòng dỗ dành. Sau đó bạn cùng trao đổi để tìm ra nguyên nhân khiến bé cáu kỉnh nhấn mạnh rằng bạn không muốn bé có thái độ như vậy. - Bạn có thể trao đổi để bé hiểu rằng những hành vi làm đau cơ thể là không được phép và kiên trì giúp bé sửa đổi. Nếu bé tiến bộ bạn nên tặng thưởng cho bé để bé nhớ lâu và ít tái phạm lại. - Nhiều thói quen như ngoáy mũi cắn móng tay sẽ tự mất đi khi bé lớn hơn. Nếu những hành vi này ở bé ngày một khó kiểm soát tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ vì rất có thể bé đang gặp phải một chứng rỗi nhiễu tâm lý nào .