Bước sang thế kỷ XXI, đói nghèo vẫn là vấn đề có tính toàn cầu. Một bức tranh tổng thể là thế giới với gần một nửa số dân sống dưới 2USD*/ngày và cứ 8 trong số 100 trẻ em không sống được đến 5 tuổi. Vì vậy một phong trào sôi nổi và rộng khắp trên thế giới là phải làm như thế nào để đẩy lùi nghèo đói. Còn Việt Nam thì sao? Trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có công tác xoá đói giảm nghèo tốt nhất theo. | Thiếu tài sản còn thể hiện ở các hộ gia đình không có hoặc không đáng kể các tư liệu sản xuất để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, họ thường phải sống ở trong những căn nhà lán, lều tạm bợ. Ngay cả ở thành phố một số gia đình nghèo vẫn phải sống trong các căn nhà ổ chuột, không đảm bảo được các điều kiện hợp vệ sinh. Đây chính là nguyên nhân gây ra các dịch bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của chính bản thân họ. Theo kết quả điều tra năm 1993 của Bộ Nông nghiệp và CNTP về tình trạng giàu nghèo trong nông thôn cho thấy: Nhà ở của hộ nghèo còn đơn sơ: mới chỉ có 15,7% số hộ có nhà ngói, 72% còn ở nhà tranh vách đất, 11,7% số hộ ở lều tạm. Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình còn quá thiếu thốn, bình quân mỗi hộ có một chiếc giường gỗ hoặc tre, 0,3 chiếc xe đạp. Về tư liệu sản xuất bình quân 10 hộ mới có một con trâu hoặc bò, ngay cả cày, bừa bằng gỗ vẫn còn thiếu thốn. Trong lúc đó, các hô giàu đã tích luỹ khá lớn, đã mua sắm được nhiều loại máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh, phương tiện sinh hoạt. Đã có 16,1% số hộ giàu có nhà ở mái bằng hoặc từ 2 tầng trở lên; 77% số hộ có nhà ngói, chỉ còn 6,9% ở nhà tranh. Số hộ có ti vi các loại là 17%, trong lúc đó 16,8% số hộ có ti vi mầu, 79% số hộ có radiô các loại, 87,8% số hộ có xe đạp.