Dùng cam thảo không đúng có thể gây hậu họa! Cam thảo bắc (Radix glycyrrhiza uralensis) là loại cây mọc nhiều ở vùng Nội Mông, Cam Túc và Tân Cương, Trung Quốc. Ở nước ta không có cam thảo bắc mà phải nhập khẩu. Nhưng lại có cam thảo nam, cam thảo dây hoặc là cây sóng rắn ở miền Nam cũng gọi là cam thảo. Cam thảo bắc được ghi tên rất sớm trong bản thảo với tên quốc lão. Đông y cho rằng cam thảo có vị ngọt, tính bình, đi vào các kinh tỳ, vị, phế, tâm. Khi. | Dùng cam thảo không đúng có thể gây hậu họa Cam thảo bắc Radix glycyrrhiza uralensis là loại cây mọc nhiều ở vùng Nội Mông Cam Túc và Tân Cương Trung Quốc. Ở nước ta không có cam thảo bắc mà phải nhập khẩu. Nhưng lại có cam thảo nam cam thảo dây hoặc là cây sóng rắn ở miền Nam cũng gọi là cam thảo. Cam thảo bắc được ghi tên rất sớm trong bản thảo với tên quốc lão. Đông y cho rằng cam thảo có vị ngọt tính bình đi vào các kinh tỳ vị phế tâm. Khi sống cam thảo có vị ngọt tính bình nhưng khi nướng chích lại có vị ngọt tính ôn. Qua nhiều tài liệu nghiên cứu đều nhận thấy tác dụng dược lý của cam thảo bắc là bổ trung ích khí nhuận phế chỉ khái hoãn cấp chỉ thống thanh nhiệt giải độc chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược tâm khí hư mạch kết mạch đại ho suyễn đau cấp hoãn hầu họng sưng đau giải độc thuốc và thức ăn điều hòa tính vị và cả tác dụng của thuốc. Do vậy khi cam thảo bắc dùng kèm với các vị có độc thì giải độc hoặc với thuốc có tác dụng mạnh thì làm cho hòa hoãn nhưng với thuốc giải biểu lại làm tăng thêm tác dụng của thuốc. Đặc biệt cam thảo còn có tác dụng dẫn thuốc như dẫn các thuốc khí vào phần khí dẫn thuốc huyết vào phần huyết nhờ tác dụng dẫn thuốc của cam thảo cho nên không nơi nào trong cơ thể là thuốc không đến được cũng vì vậy mà vị thuốc cam thảo bắc mới có tên là quốc lão. Trong các nghiên cứu của y học hiện đại cho biết về mặt dược lý của cam thảo này như tác dụng giải độc. Thuốc có tác dụng giải độc nhiều loại thuốc là chlorahydrat physostigmin acetycholine pilocarpine. song còn tác dụng giải độc rất mạnh đối với độc tố của bạch cầu chất độc của cá rắn. Ngoài ra còn thấy tác dụng chỉ khát hóa đàm nhờ khả năng của cam thảo đã kích thích vào vùng hầu họng làm tăng xuất tiết nên đờm loãng ra. Cam thảo cũng có tác dụng như corticoid là giữ nước trong cơ thể bài thải kali gây phù làm tăng huyết áp. Chống loét đường tiêu hóa nhờ khả năng ức chế tiết acid dịch vị và histamin nên vết loét chóng lành. Chống co thắt với cơ trơn như ống tiêu hóa. Trên thí nghiệm .