Chiến lược phát triển giáo dục và ba câu hỏi lớn

Hội thảo góp ý về chiến lược phát triển giáo dục do Viện nghiên cứu giáo dục thuộc ĐH Sư phạm tổ chức sáng nay 14/1 có rất nhiều ý kiến cho rằng chiến lược phát triển giáo dục 2009 – 2020 cần phải sửa đổi nhiều. Còn rất nhiều vấn đề cần xem lại Mở đầu cho các ý kiến góp ý cho chiến lược giáo dục, GS-TSKH Lê Ngọc Trà đã thẳng thắn nhận xét: “Mục tiêu chiến lược và giải pháp còn những điều mang tính chung chung, giữa giải pháp và mục tiêu còn lẫn lộn | Chiến lược phát triển giáo dục và ba câu hỏi lớn Hội thảo góp ỷ về chiến lược phát triển giáo dục do Viện nghiên cứu giáo dục thuộc ĐH Sư phạm tổ chức sáng nay 14 1 có rất nhiều ỷ kiến cho rằng chiến lược phát triển giáo dục 2009 - 2020 cần phải sửa đổi nhiều. Còn rất nhiều vấn đề cần xem lại Mở đầu cho các ý kiến góp ý cho chiến lược giáo dục GS-TSKH Lê Ngọc Trà đã thẳng thắn nhận xét Mục tiêu chiến lược và giải pháp còn những điều mang tính chung chung giữa giải pháp và mục tiêu còn lẫn lộn. Tất cả các mục tiêu đều không rõ ràng mang tính chất khẩu hiệu nhiều hơn. Một chiến lược của quốc gia mà như thế thì chưa thề chấp nhận được . Ông Trà nhấn mạnh Chiến lược không ra chiến lược kế hoạch không ra kế hoạch. Chiến lược phải nêu những chủ trương tư tưởng lớn còn kế hoạch thì phải có mốc thời gian . Phân tích cụ thể về bản dự thảo chiến lược hiện nay ông Trà cho rằng Còn rất nhiều vấn đề cần xem lại. Tôi thấy rằng trong phần phân tích những nguyên nhân yếu kém của chiến lược chưa đúng còn chung chung. Việc phân tích bối cảnh quốc tế cũng chưa được chúng ta làm chiến lược cho nhiều năm nhưng chỉ phân tích bối cảnh hiện tại. Các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục có quan điểm chưa có nội dung. Như quan điểm phát triển giáo dục của dân do dân và vì dân . Vậy hóa ra lâu nay chúng ta làm giáo dục không cho dân không vì dân hay sao Do đó theo ông việc cần làm là phải thay đổi tư duy giáo dục. Vì thế ông đề nghị nên xây dựng lại một chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam từ đây đến 2020. Chia sẻ quan điểm này TS Nguyễn Cam Viện nghiên cứu giáo dục cũng khẳng định chiến lược hiện nay không phải là một chiến lược phát triển giáo dục đúng nghĩa. Để trở thành chiến lược thì việc phân tích thực trạng nền giáo dục hiện tại phải thật sự cụ thể chính xác và ấn tượng. Nhưng trong chiến lược này những vấn đề nổi cộm của giáo dục lại rất mờ nhạt . PGS-TS Thái Bá Cần ĐH Sư phạm Kỹ thuật lại tiếp cận chiến lược giáo dục theo hướng so sánh với những chiến lược giáo dục

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.