Việc dạy và học ở các cấp, các trường hiện vẫn theo cách thầy đọc – trò chép. Mặc dù ngành GD –ĐT ra sức hô hào thay đổi phương pháp giảng dạy, nhưng xem ra còn khá lâu mới có sự đổi thay! Nguyên nhân chất lượng giáo dục kém Dưới mắt của các nhà quản lý vỹ mô nguyên nhân này có thể nó mang lý luận, tính triết học xa vời khó xác định nhưng ở cấp biểu hiện thì có thể kể ra những lý do cụ thể như sau: - GV hiện nay vẫn phải. | Không thê cứ loay hoay. đọc - chép Việc dạy và học ở các cấp các trường hiện vẫn theo cách thầy đọc - trò chép. Mặc dù ngành GD -ĐT ra sức hô hào thay đổi phương pháp giảng dạy nhưng xem ra còn khá lâu mới có sự đổi thay Nguyên nhân chất lượng giáo dục kém Dưới mắt của các nhà quản lý vỹ mô nguyên nhân này có thể nó mang lý luận tính triết học xa vời khó xác định nhưng ở cấp biểu hiện thì có thể kể ra những lý do cụ thể như sau - GV hiện nay vẫn phải thực hiện đầy đủ các bước lên lớp Phân phối chương trình là pháp quy SGK là pháp lệnh chất lượng dạy được đánh giá qua tỉ lệ HS lên lớp và đỗ tốt nghiệp. Những điều đó buộc người dạy phải ưu tiên hoàn thành công việc của mình trong khung khống chế bằng cách áp đặt kiến thức và làm thay những phần việc mà lẽ ra HS phải là chủ thể hành động. Đó là chưa kể nhiều GV không còn thời gian đầu tư vào việc thay đổi công nghệ dạy học vì còn bận. dạy thêm. - Mục tiêu GD toàn diện không hiện thực khi nhà trường dành phần lớn thời gian chỉ tập trung cho việc tổ chức dạy chữ. Ngoài 3 môn công cụ là toán - ngữ văn - ngoại ngữ thầy và trò đều chỉ coi trọng các môn sẽ thi trong các kỳ thi quốc gia. Nhiều môn học về xã hội nhân văn -văn hóa nghệ thuật - kiến thức phổ thông bị xem nhẹ hoặc không có mặt trong chương trình giảng dạy. Hiện tượng học thêm choán khoản thời gian gần bằng chính khóa khiến HS không còn thời gian tự học để xem lại bài cũ chuẩn bị tiết học mới. - Hoạt động thanh thiếu niên qua các tổ chức đội - hội -đoàn chỉ còn duy trì ở hình thức nên không đáp ứng yêu cầu phát triển vế tâm - sinh lý và tốc độ hội nhập thông tin có tính toàn cầu không thỏa mãn nhu cầu vui chơi -giải trí của lứa tuổi. Những nguyên nhân trên đã góp phần không nhỏ làm giảm sáng tạo của GV trong giảng dạy làm mất khả năng chủ động của HS trong việc học. Cả thầy cô giáo và HS đều không có thời gian và động lực để tổ chức và tham gia diễn đàn học tập. Những giải pháp đề nghị Bộ GD - ĐT cần thiết kế chương trình GD mới sao cho thực sự hiện đại gọn nhẹ .