Việt Nam đã và đang chuyển đổi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Do đó, khối lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường là rất lớn. Để đáp ứng yêu cầu lưu thông hàng hoá một cách nhanh nhất thì hình thức TTKDTM ra đời. Tuy nhiên, thực trạng thanh toán trong nền kinh tế của nước ta theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế thì Việt Nam vẫn là một quốc gia sử dụng quá nhiều tiền mặt. TTKDTM chưa phát triển kịp. | LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đã và đang chuyển đổi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Do đó khối lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường là rất lớn. Để đáp ứng yêu cầu lưu thông hàng hoá một cách nhanh nhất thì hình thức TTKDTM ra đời. Tuy nhiên thực trạng thanh toán trong nền kinh tế của nước ta theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế thì Việt Nam vẫn là một quốc gia sử dụng quá nhiều tiền mặt. TTKDTM chưa phát triển kịp với nhịp phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế đặc biệt nó chưa được phổ biến trong tầng lớp dân cư. Thực trạng trên thực sự là một trở ngại lớn đối với nền kinh tế Việt Nam khi đang trong quá trình mở cửa để hội nhập với khu vực và thế giới nói chung và trong lĩnh vực tài chính NH nói riêng. Các NH của Việt Nam bao gồm cả NHTM quốc doanh và NHTM cổ phần phải chịu sự cạnh tranh đối với các NH liên doanh và NH nước ngoài ở tất cả các sản phẩm dịch vụ NH. Trên cơ sở đó ngành NH nói chung và các NHTM Việt Nam nói riêng tiếp tục đổi mới mạnh mẽ các hoạt động NH theo xu hướng hội nhập nâng cao năng lực cạnh tranh những năm gần đây đã và đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp hiện đại hoá thanh toán và mở rộng dịch vụ thanh toán đặc biệt là TTKDTM một mặt đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế của dân cư một mặt tăng thu nhập từ dịch vụ tăng lợi nhuận cho mỗi NHTM một nội dung quan trọng của chương trình cơ cấu lại các hoạt động của mình. Qua thời gian thực tập tại Chi nhánh NHCT Đống Đa và với những kiến thức đã được học ở trường nên em đã chọn đề tài luận văn của mình Mở rộng và hoàn thiện công tác TTKDTM nói chung Uỷ nhiệm chi nói riêng tại chi nhánh NHCT Đống Đa. Nội dung luận văn của em gồm 3 chương Chương I Cơ sở lý luận về TTKDTM. Chương II Thực trạng TTKDTM nói chung và Uỷ nhiệm chi nói riêng tại Chi nhánh NHCT Đống Đa. Chương III Một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng và hoàn thiện công tác TTKDTM nói chung và Uỷ nhiệm chi nói riêng. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do kiến thức và khả năng nghiên cứu .