GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT PHẦN 2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ SINH LÝ SINH THÁI HỌC CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng do bùng nổ dân số, cùng với xu hướng đô thị hóa công nghiệp hóa ngày càng mạnh, con người chỉ còn một cách duy nhất: thâm canh để tăng sản lượng cây trồng. Khi thâm canh cây trồng, một hậu quả tất yếu không thể tránh được là gây mất cân bằng sinh thái, kéo theo sự phá hoại của dịch hại ngày càng tăng | CHƯƠNG II CƠ SỞ SINH LÝ SINH THÁI HỌC CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC vật TRONG PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI Sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả là yêu cầu cơ bản của biện pháp hoá học. Muốn vậy học viên phải hiểu rõ cơ sở sinh lý sinh thái của thuốc BVTV trong phòng trừ dịch hại. Đó là mối quan hệ qua lại giữa 3 nhóm yếu tố Thuốc BVTV Dịch hại và Điều kiện ngoại cảnh. 1. ĐIỀU KIỆN CỦA MỘT LOẠI THUỐC CÓ THỂ GÂY ĐỘC CHO SINH VẬT . Thuốc phải tiếp xúc được với sinh vật Là điều kiện tiên quyết để thuốc phát huy tác dụng. Muốn thuốc tiếp xúc được với dịch hại nhiều nhất phải nắm chắc đặc tính sinh vật học sinh thái học của dịch hại và đặc tính của từng loại thuốc tìm biện pháp xử lý thích hợp để thuốc tiếp xúc nhiều nhất với dịch hại và hạn chế thuốc tác động đến các sinh vật không là đối tượng phòng trừ giảm nguy cơ gây hại của thuốc đến môi sinh môi trường. Mỗi loài sinh vật có những đặc tính sinh học khác nhau - Côn trùng cần hiểu rõ khả năng di chuyển của côn trùng rệp ít di chuyển nhưng các sâu hại khác lại di chuyển mạnh nơi chúng sống nơi gây hại và cách gây hại thời điểm hoạt động để chọn thuốc và phương pháp xử lý thích hợp. - Nấm bệnh và nhện là những loại sinh vật ít hay không tự di chuyển. Phải phun thuốc đúng vào nơi chúng sống hạt thuốc phải mịn trang trải thật đều trên bề mặt vật phun lượng nước phun phải lớn mới phát huy được tác dụng. - Chuột Chuột di chuyển rất rộng nên phải tạo điều kiện cho chuột tiếp xúc với bả bằng cách rải bả trên những lối đi của chuột chọn bả không hoặc ít mùi hay chỉ có mùi hấp dẫn tránh dùng những bả gây tác động mạnh để chuột không sợ và phải thay mồi bả liên tục để lừa chuột. - Cỏ dại phải phun rải và trộn thuốc vào đất tạo điều kiện cho cỏ dại nhận được nhiều thuốc nhất. Dùng các thuốc trừ cỏ nội hấp phun nhiều lần liên tiếp nhau ở dưới liều gây chết sẽ tăng được hiệu quả của thuốc. Khi phun thuốc trừ cỏ không chọn lọc ở ruộng có cây trồng phải phun định hướng để tránh để cây trồng tiếp xúc với thuốc đỡ bị thuốc gây hại và làm tăng tính

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.