Giáo trình: Tư tưởng triết học Việt Nam

Theo quan niệm mác-xít thì “Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, là khoa học nghiên cứu về những con đường chung nhất, những nguyên tắc chung nhất, những biện pháp chung nhất của sự vận động và phát triển của thế giới”. Triết học là một trong các hình thái ý thức xã hội ra đời khoảng thế kỷ VI tcn, là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, xét đến cùng triết học bị quy định bởi đời sống vật chất của xã hội | Việt Nam hiện nay trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chấp nhận nền kinh tế thị trường, đạo đức, lối sống của thanh niên và của cả một số cán bộ, đảng viên luôn đứng trước những thách thức bị suy thoái. Việc tôn trọng gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nền văn hóa Việt Nam mới văn minh, hiện đại tiến kịp thời đại là một tất yếu. Trong xây dựng nền văn hóa mới hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc, việc nghiên cứu, đánh giá, kế thừa những yếu tố tích cực trong đường lối nhân chính của Mạnh Tử là một thành tố chung tạo. Đặc biệt là các quan điểm “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, “dân vi bang bản, bản cố bang ninh” và những phẩm cách của đại triệu phu của Mạnh Tử là rất có ý nghĩa. Có lẽ thế mà trong “Văn kiện Hội nghị 3 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII” Đảng ta chỉ rõ : “Cán bộ ở cấp càng cao thì càng phải gương mẫu, càng phải giữ gìn phẩm chất đạo đức, thực hiện tốt “tu thân, tề gia”, “cần kiệm liêm chính”. Trong “Văn kiện Hội nghị 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII” Đảng ta cũng chỉ ra một trong những đức tính con người Việt Nam mới cần phải được xây dựng là “có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng”.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.