Bài giảng lịch sử Việt Nam (1945 - 1954)

Về kiến thức: Giúp Sinh viên nắm rõ những diễn biến cơ bản của Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1946: Ngay sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa rơi vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc": đất nước đang đứng trước sự đe dọa của nạn đói, nạn dốt, tệ nạn xã hội tràn lan, ngân sách cạn kiệt và thêm vào đó là 20 vạn quân Tưởng cùng bọn tay sai kéo vào miền Bắc, uy hiếp chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, hơn 1 vạn quân Anh kéo vào miền Nam. | Được sự "đầu tư", chi viện tối đa của Mĩ, Đờ Cát-xtơ-ri đã xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm, có hệ thống phòng ngự kiên cố và đã nhiều lần diễn tập phương án phòng ngự và phản công, với sự "phối hợp tuyệt đẹp" của bộ binh, pháo binh, xe tăng và máy bay. Đến khi ta nổ súng tiến công (ngày 13-3-1954), lực lượng địch ở Điện Biên Phủ đã lên đến gần tên (lúc tập trung cao nhất là tên), gồm 12 tiểu đoàn, 7 đại đội bộ binh, 2 tiểu đoàn lựu pháo 105mm (20 khẩu), 1 đại đội trọng pháo 155mm (4 khẩu), 12 khẩu cối 102mm, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng (10 chiếc), 1 đại đội xe vận tải (200 chiếc) và một phi đội máy bay thường trực (14 chiếc). Với lực lượng trên, Pháp bố trí thành 49 cứ điểm, những cứ điểm gần nhau lại được tổ chức thành cụm cứ điểm (trung tâm đề kháng). Tập đoàn cứ điểm có 8 trung tâm đề kháng và được chia thành 3 phân khu. Phân khu trung tâm là phân khu quan trọng nhất, nằm giữa Mường Thanh, chiếm gần 2/3 lực lượng với 5 trung tâm đề kháng, bao bọc lấy cơ quan chỉ huy của tập đoàn cứ điểm. Phân khu Bắc gồm 2 trung tâm đề kháng, phòng ngự ở hướng Bắc. Phân khu Nam có một trung tâm đề kháng, phòng ngự từ phía Nam.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.