Bị trúng phong miệng cứng, lấy một nắm lá ớt chỉ thiên (loại ớt trái nhỏ, trái mọc ngược quay lên trời) thêm một ít nước và muối ăn giã nhuyễn, vắt lấy nước nhỏ vào miệng, xác lá chà mạnh vào chân răng, người bệnh sẽ tỉnh lại. Chữa rắn rết cắn: lá ớt giã nhỏ đắp vào vết thương, có tác dụng hút độc, đắp cho đến khi đưa đến bệnh viện điều trị. | Bị trúng phong miệng cứng, lấy một nắm lá ớt chỉ thiên (loại ớt trái nhỏ, trái mọc ngược quay lên trời) thêm một ít nước và muối ăn giã nhuyễn, vắt lấy nước nhỏ vào miệng, xác lá chà mạnh vào chân răng, người bệnh sẽ tỉnh lại. Chữa rắn rết cắn: lá ớt giã nhỏ đắp vào vết thương, có tác dụng hút độc, đắp cho đến khi đưa đến bệnh viện điều trị. Chữa bệnh vẩy nến: cạo một chén vỏ cây tre có thân màu vàng, một nắm lá ớt sao chín, 7 - 10 lá sống đời, thiên niên kiện 300 gam (có bán ở tiệm thuốc Đông y), cho cả bốn vị vào ấm, đổ 2,5 lít nước, nấu đậm uống thay nước hằng ngày, uống liên tục trong 5 ngày, bệnh thuyên giảm, hết vẩy nến. Chữa bệnh chàm: một nắm lá ớt tươi, một muỗng mẻ chua (mẻ ủ bằng cơm nguội dùng để nấu ăn) giã nhỏ, gói trong vải thưa, đắp lên vết chàm đã rửa sạch bằng nước muối, giữ trong 12 giờ. Mỗi ngày đắp một lần, liên tục trong 10 ngày sẽ lành bệnh. Rễ cây ớt, cây chanh, cây xuyên tiêu (có bán ở tiệm thuốc Đông y), mỗi thứ 15 gam, cho vào ấm, đổ hai chén nước, sắc còn nửa chén, ngày uống một lần, liên tục trong một tuần sẽ chữa được chứng đau bụng kinh niên do rối loạn đại tràng chức năng.