Chim cút còn được gọi là “nhân sâm động vật” vì nó được coi như một loại thuốc tốt giúp bồi bổ nội tạng, bổ trung ích khí, cứng gân cốt, chịu đựng được nóng rét, tiêu nhọt do nóng, có tác dụng bổ hư trừ bệnh tốt. Chim cút rất giàu protein, muối vô cơ, vitamin. thịt chim cút có vị thơm ngon lại dễ hấp thụ, rất thích hợp với phụ nữ có thai, phụ nữ sau khi sinh, người già sức khỏe yếu. Nó cũng là món ăn có tác dụng chữa bệnh tốt đối với những người béo phì và. | Chim cút bồi bổ ngũ tạng Chim cút còn được gọi là “nhân sâm động vật” vì nó được coi như một loại thuốc tốt giúp bồi bổ nội tạng, bổ trung ích khí, cứng gân cốt, chịu đựng được nóng rét, tiêu nhọt do nóng, có tác dụng bổ hư trừ bệnh tốt. Chim cút rất giàu protein, muối vô cơ, vitamin. thịt chim cút có vị thơm ngon lại dễ hấp thụ, rất thích hợp với phụ nữ có thai, phụ nữ sau khi sinh, người già sức khỏe yếu. Nó cũng là món ăn có tác dụng chữa bệnh tốt đối với những người béo phì và tăng huyết áp. Tác dụng chữa bệnh của chim cút tương đối nhiều, thường dùng để bồi bổ ngũ tạng, bổ trung ích khí, thanh lợi thấp nhiệt và chữa bệnh cam trẻ em. Bồi bổ ngũ tạng: Những người gan thận tinh máu hư tổn, đau lưng, thần kinh mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt có thể dùng 30g câu kỷ tử, 30g hoàng tinh cho vào bụng chim cút đã làm sạch, thêm nước, hành, gừng, muối rồi hầm ăn. Những người làm việc trí óc nhiều, thương tổn tâm thần có thể lấy 1 con chim cút, 30g long nhãn, 1 khúc xương sống lợn rồi hầm lên ăn. Bổ trung ích khí: Dùng 1 con chim cút, 15g đẳng sâm, 30g hoài sơn đun lên cùng với chim rồi ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần trong mấy ngày liền có tác dụng chữa các chứng tỳ vị suy yếu, tiêu hóa kém, ăn không thấy ngon. Thanh lợi thấp nhiệt: Lấy 1 con chim cút, 60g đậu đỏ đun lẫn ăn, có thể chữa các bệnh kiết lỵ, bệnh tê chân do thấp nhiệt. Trừ bệnh cam tích ở trẻ em: Lấy 1 con chim cút hầm nhừ, thêm 30g bột sơn dược, 15g bột kê nội kim trộn đều lên ăn, chia ăn làm 2-3 ngày.