Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn tốt nghiệp “thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng mây tre đan ở unimex hà tây”', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Khoa thương mại Vũ thị thuý Quỳnh CHƯƠNG I VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU. I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU. 1. Khái niệm Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá giữa các nước. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi thì các quốc gia đều quan tâm và mở rộng hoạt động này. Thực tế cho thấy nếu mỗi quốc gia chỉ đóng cửa nền kinh tế của mình áp dụng phương thức tự cung tự cấp thì không bao giờ có cơ hội để vươn lên củng cố thế lực của mình trên trường quốc tế và nâng cao đời sống nhân dân. Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương đã xuất hiện rất lâu đời và ngày càng phát triển. Tuy hình thức cơ bản là trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các nước nhưng hiện nay nó đã được biêủ hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực mọi điều kiện kinh tế từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến xuất khẩu hàng hoá phục vụ sản xuất từ máy móc thiết bị cho đến các công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục tiêu là đem lại lợi ích cho các quốc gia. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về điều kiện không gian lẫn điều kiện thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong một hai ngày hoặc kéo dài hàng năm có thể được tiến hành trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau. 2. TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU Hoạt động xuất khẩu là một tất yếu của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế. Do những điều kiện khác nhau mỗi quốc gia có thế mạnh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1 Khoa thương mại Vũ thị thuý Quỳnh về lĩnh vực này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác. Để có thể dung hoà được nguy cơ và lợi thế tạo ra được sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng .