Sự ra đời, phát triển của ĐCS Việt Nam là một tất yếu lịch sử do yêu cầu của chính xã hội Việt Nam trong suốt thời gian từ năm 1930 trở đi. Nhưng, vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam đối với toàn dân tộc chỉ được xác lập trên thực tế khi Đảng làm tốt nhiệm vụ của mình, như Hồ Chí Minh nói: Đảng lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng. Sau này, vai trò lãnh đạo ấy đã được ghi vào Điều 4 của bản Hiến pháp. | , ĐCS Việt Nam phải là tổ chức tiêu biểu cho khối đại kết toàn dân tộc, biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. Đảng phải là tổ chức chính trị đầy bản lĩnh, vững vàng trước mọi thử thách của thời cuộc, dám đương đầu với mọi khó khăn trở ngại, luôn luôn là lực lượng tiên phong của giai cấp và dân tộc. Đoàn kết là kết quả từ sức mạnh của tổ chức và chính đoàn kết lại tạo ra sức mạnh vô biên cho toàn Đảng và toàn dân tộc. Khối đoàn kết ở trong Đảng, từ Trung ương đến các chi bộ, chính là nhân tố có tính chất quyết định tới việc bảo đảm, củng cố và phát triển khối đoàn kết của toàn quân và toàn dân tộc. Không thể nào có một sự đồng thuận toàn xã hội nếu ĐCS Việt Nam không bảo đảm được sức mạnh đoàn kết. Ý nghĩa của việc giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình mà Hồ Chí Minh đã nêu trong bản Di chúc thật sự có ý nghĩa cực kỳ to lớn không chỉ trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mà còn cả trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế.