Trên đất nước ta, đó là một hành trình gian truân với cái giá phải trá khá đắt. Nhưng là những bước thuận theo quy luật vận động của cuộc sống, và là sự trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó cũng là hành trình của nhận thức nhằm chứng minh thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, quy luật của cuộc sống mạnh hơn những giáo điều xơ cứng, tuy có sức trì kéo, kìm hãm nặng nề sự phát triển, nhưng không thể ngăn chặn được sự phát triển đó. Và rồi, cái gì cần đến, cũng đã đến | Mặc dù nhận thức như vậy, song vì ý thức tổ chức và kỷ luật, phục tùng một ý kiến đa số trong lãnh đạo của Đảng còn dai dẳng những năm 70 của thế kỷ XX, chứ trong tư duy, Lê Duẩn đang tìm mọi cách đề thoát ra khỏi cái mô hình áp đặt mà ông đã nhìn thấy là không ổn, là bất cập. Quả đúng như tác giả của bài viết về Lê Duẩn nhân ký niệm 50 năm "Đề cương cách mạng Miền Nam" nhận xét: “Vói vị trí Tổng Bí thư của mình, ông cũng không đột phá nổi độ dày của bảo thủ, giáo điều, đường mòn xơ cứng”. Độ dày ấy đã hằn quá sâu trong đời sống tinh thần của xã hội, trước hết là trong não trạng của những người chịu trách nhiệm về hoạt động lý luận của Đảng. Vì thế trong báo cáo chính trị đọc tại Đại hội IV có đoạn: “Muốn đưa sự nghiệp cách mạng ấy đến toàn thắng, điều kiện quyết định trước tiên là phải thiết lập và không ngừng tăng cường chuyên chính vô sản, thực hiện và không ngừng phát huy quyền làm chú tập thể của nhân dân lao động". Tuy nhiên, tiếp ngay câu trên, Lê Duẩn trình bày đường lối chung của Đảng, trong 16 dờng, làm nổi rõ lên tư tưởng nắm vững chuyên chính vô sản chính là thực hiện và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Tiếp đó, trong 183 dòng thuyết trình về xây dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, đầy đủ hơn nhiều, độ dài cũng gấp 10 lần so với mấy dòng trình bày về chuyên chính nói trên.