Trong thế giới của con người, có ba cái chết. Cái chết thứ nhất là cái chết sinh học. Cái chết này được xác định khi con người đã nằm ở cõi vĩnh hằng. Nói như người Hà Nội thường hay đùa, thì là “đi Văn Điển”. Cái chết thứ hai là cái chết chính trị, đạo đức. Nghĩa là người đó còn sống đấy, sống về sinh học, nhưng coi như đã chết, thậm chí bị người đời nguyền rủa, hoặc chẳng ai còn biết người đó còn ở trên đời này nữa | Cả cuộc đời Hồ Chí Minh vất vả, đầy lo toan cho sự nghiệp lớn lao. Ông mồ côi mẹ lúc 10 tuổi, lo đám tang cho mẹ ở đất khách quê người (Kinh thành Huế) trong cái thời khắc tứ cố vô thân. Ông ra nước ngoài tìm con đường cứu nước mà trong túi không có một xu, phải đem sức vóc thư sinh nai lưng làm những công việc nặng nhọc kiếm tiền để sống và hoạt động. Ông bị hai lần cầm tù, bị một cái án tử hình vắng mặt; chịu nhiều cảnh thiếu thốn, có lần trong tù “Gầy đen như quỷ đói/Ghẻ lở mọc đầy thân”, răng rụng mất mấy chiếc, mắt mờ, bị lao phổi. Ông là người có đầy nghị lực để chiến thắng bệnh tật nhiều lúc hành hạ ông. Ông chịu cảnh bị cảnh sát thực dân đế quốc săn lùng; chịu cảnh không dễ chịu khi mặc dù toàn tâm, toàn ý mưu việc lớn cho độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của đồng bào, cho giải phóng nhân loại cần lao mà oái oăm thay vẫn bị cấp trên, bạn bè, đồng chí, học trò của mình hiểu lầm. Không ít lần ông là thiểu số trong một số sự việc, mà chỉ có thực tế dần dần mới cho thấy kết quả cái thiểu số của ông là đúng.