Để hiểu được những yếu tố nào quyết định cán cân thương mại của một quốc gia và các chính sách của chính phủ có thể ảnh hưởng đến nó như thế nào, chúng ta cần một lý thuyết kinh tế vĩ mô về nền kinh tế mở. Trong chương trước đã giới thiệu một số biến số kinh tế vĩ mô cơ bản dùng để miêu tả mối quan hệ của một nền kinh tế với các nước khác như xuất khẩu ròng, đầu tư nước ngoài ròng, tỷ giá hối đoái danh nghĩa và thực tế. Chương này sẽ phát triển một. | Để thấy được ảnh hưởng của thất thoất vốn đến nền kinh tế, chúng ta so sánh trạng thái cân bằng cũ và mới. Phần (a) trong hình cho thấy lượng cầu về vốn vay tăng lên làm lãi suất ở Mêhicô tăng từ r1 lên r2. Phần (b) cho thấy đầu tư nước ngoài ròng của Mêhicô tăng lên. Mặc dù sự tăng lên trong lãi suất làm cho tài sản Mêhicô trở nên hấp dẫn hơn, điều này chỉ bù đắp được một phần ảnh hưởng của thất thoát vốn đến đầu tư nước ngoài ròng của Mêhicô. Phần (c) cho thấy sự tăng lên trong đầu tư nước ngoài ròng làm cho cung về pê sô trên thị trường ngoại tệ tăng từ S1 lên S2. Như vậy khi công chúng cố gắng thoát khỏi các tài sản Mêhicô, có một lượng cung đồng pê sô rất lớn để đổi ra đồng đô la. Sự tăng lên trong lượng cầu làm cho đồng pê sô mất giá từ E1 xuống E2. Như vậy, thất thoát vốn ở Mêhicô làm cho lãi suất tăng lên và làm cho đồng pê sô của Mêhicô mất giá trên thị trường ngoại tệ. Đây chính là những gì quan sát thấy trong năm 1994. Từ tháng 11 năm 1994 đến tháng 3 năm 1995, lãi suất của trái phiếu ngắn hạn của chính phủ Mêhicô đã tăng từ 14 đến 70 phần trăm và đồng pê sô mất giá từ 29 đến 15 xu Mỹ một pê sô.