Trong quyển In the Age of the Smart Machine: The Future of Work and Power, Shoshana Zuboff đã nghiên cứu những ảnh hưởng đến dữ liệu của một hệ thống máy tính mới với sự bảo hiểm tự động đòi hỏi quá trình xử lý. Trước đó, việc xử lý của những thư kí đòi hỏi phải làm bằng tay sử dụng giấy, viết, và sổ cái. Sau khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin thì những người thư kí chỉ sử dụng bàn phím máy tính, điện thoại khi họ cần liên lạc với khách hàng để xác nhận thông tin | Ấn Độ là một trong số rất ít nước đang phát triển có nền giáo dục đại học và các viện công nghệ nổi tiếng được các nước đang phát triển đánh giá rất cao. Trên thực tế hàng năm Ấn Độ đào tạo hàng trăm ngàn kỹ sư tin học, trong số đó 1/2 sang Mỹ hoặc châu Âu, một số khác sang Nhật Bản và Hàn Quốc làm việc. Theo một báo cáo của Chương trình phát triển con người của Liên Hợp Quốc, năm 2001, số lượng chuyên gia công nghệ thông tin của Ấn Độ sang Mỹ đã làm cho nước này mất đi 2 tỷ USD/năm. Mỗi năm có tới hơn 60. 000 người tài của Ấn Độ ra nước ngoài làm việc, chủ yếu là đến Mỹ, đặc biệt là đến Silicon Velley. Để đào tạo một sinh viên tin học thành tài, Ấn Độ phải chi khoảng USD. Năm 2000, chỉ có chuyên gia giỏi về tin học quay lại Ấn Độ. Một bộ phận chuyên gia làm việc từ xa, tuy họ sống tại Ấn Độ nhưng lại làm việc cho một số doanh nghiệp ở nước ngoài. Kiểu lao động từ xa này loại bỏ được sự ra đi về thể xác của các chuyên gia tin học, song họ vẫn đầu tư sức lực cho doanh nghiệp ở nước khác, về thực chất đây vẫn là sự mất mát chất xám đối với sự phát triển của Ấn Độ.