Con số trên 97% các doanh nghiệp Việt Nam chưa ứng dụng TMĐT hoặc xây dựng website rất đáng suy nghĩ. Phải chăng các doanh nghiệp VN bỏ quên một “cơ hội” lớn trong kinh doanh? Câu trả lời là: Đúng! Tuy nhiên, trong đó còn có cả trách nhiệm của các cơ quan quản lý khi chưa tạo ra một môi trường tốt cho việc phát triển TMĐT. | Thương mại điện tử Việt Nam Thách thức đầu xuân SGGP:: Cập nhật ngày 07/02/2007 lúc 22:26'(GMT+7) Truy tìm ẩn số Con số trên 97% các doanh nghiệp Việt Nam chưa ứng dụng TMĐT hoặc xây dựng website rất đáng suy nghĩ. Phải chăng các doanh nghiệp VN bỏ quên một “cơ hội” lớn trong kinh doanh? Câu trả lời là: Đúng! Tuy nhiên, trong đó còn có cả trách nhiệm của các cơ quan quản lý khi chưa tạo ra một môi trường tốt cho việc phát triển TMĐT. Theo ông Nguyễn Dzũng, Giám đốc điều hành mạng , việc áp dụng TMĐT bằng cách tự “bơi” là điều hết sức nguy hiểm: Luật pháp chưa bảo vệ được các doanh nghiệp trước những hành động “bạo lực” của các hacker “mũ đen” – tức là chưa xử lý nghiêm bằng Luật Hình sự được. Trong khi đó, việc các hacker sử dụng “đòn” Dos hoặc Ddos (tấn công từ chối dịch vụ) đã làm cho việc phát triển TMĐT đã khó lại càng khó hơn. Khâu thanh toán trực tuyến là bài toán khó giải, đa số doanh nghiệp vẫn dùng “thủ công” tức là thanh toán tiền dạng chuyển khoản hoặc khi giao hàng lấy tiền mặt. Cũng có đơn vị dùng phương pháp tổng hợp như để khách hàng thanh toán như: thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Master), chuyển khoản, chuyển tiền bưu điện, lấy tiền mặt, Tuy nhiên, số lượng người dùng thẻ tín dụng chưa nhiều, hoặc có thì cũng chưa dám thanh toán trực tuyến vì sợ “mất” tiền do sơ suất trong giao dịch bị hacker trộm mật mã tài khoản. Dùng liệu pháp sốc? Tinh thần quyết liệt áp dụng TMĐT của doanh nghiệp chính là liệu pháp gây “sốc” nhất. Chị Nguyễn Thị Cúc, Giám đốc điều hành website TMĐT chuyên kinh doanh ngành thủ công mỹ nghệ cho biết, nếu chỉ ngồi mà “sợ” các hacker, thì bao giờ chúng ta ra được “biển lớn” bằng con đường ngắn nhất: TMĐT! Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải “có lửa” khi đi trên con đường TMĐT để hội nhập với kinh tế toàn cầu. Ông Dương Công Đông, Giám đốc “chợ ảo” bộc bạch: Thuyết phục các doanh nghiệp tham gia TMĐT “chính quy” rất khó, vì thế tôi chọn cách đi “đường vòng” mời tham gia quảng cáo - tiếp thị bằng hình thức liên kết thành viên như: Phát hành thẻ giảm giá mua hàng ở các shop cho thành viên trên mạng . “Sốc” hơn là anh Nguyễn Hòa Bình, Tổng Giám đốc , website TMĐT được Quỹ đầu tư tập đoàn IDG (Mỹ) đầu tư khi tuyên bố: Hack thì cứ hack, làm thì cứ làm. Chẳng lẽ mình “bó tay” không làm. Dưới mắt bạn bè thế giới, Việt Nam đang được đánh giá là nơi có tiềm năng cho phát triển TMĐT. Tốc độ tăng trưởng sử dụng Internet cao nhất trong khu vực ASEAN là: 123,4% và trên 1,9 triệu thuê bao Internet là thuận lợi cho sự phát triển TMĐT. Tập đoàn IDG đánh giá về tăng trưởng thị trường CNTT Việt Nam đến năm 2008 đạt mức chi tiêu nằm trong topten các nước tăng trưởng hàng đầu thế giới, với tỷ lệ tăng trưởng đạt 16%. Cơ hội đó, thử thách đó – liệu các doanh nghiệp VN có vượt thời gian để tạo được kỳ tích chăng? Gia nhập vào WTO là lựa chọn đúng đắn khi chúng ta đứng trước sự phát triển “siêu tốc” của thương mại toàn cầu. Trong đó, việc giao dịch thương mại điện tử e-commerce (TMĐT) là một hoạt động đã và đang đóng vai trò động lực thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển. Thế nhưng việc phát triển TMĐT của Việt Nam vẫn còn nhiều chông gai. LƯƠNG HOÀNG HƯNG