Một phần ba thời gian trong cuộc đời công chức ta dành cho ngôi nhà chung công sở. Mỗi ngày ta đều phải hít thở, phải sống cùng và phải yêu cái bầu không khí ở cơ quan. Không biết bầu không khí này ô nhiễm đến mức nào nhưng nó đã sản sinh ra một căn bệnh thời đại có tên gọi stress. | Stress nơi công sở - bệnh tại ta, chữa tại ta Một phần ba thời gian trong cuộc đời công chức ta dành cho ngôi nhà chung công sở. Mỗi ngày ta đều phải hít thở, phải sống cùng và phải yêu cái bầu không khí ở cơ quan. Không biết bầu không khí này ô nhiễm đến mức nào nhưng nó đã sản sinh ra một căn bệnh thời đại có tên gọi stress. Stress công sở có nhiều dạng nhưng đa phần là do các “virus” có tên chung là Áp lực gây nên. Áp lực trong công việc, áp lực về các mối quan hệ, áp lực về thu nhập, áp lực của lòng tin Nhưng “virus” chính lại mang tên là “Tôi phải ” Tự mình làm khổ mình Không ai xách ca táp đi làm mỗi ngày lại chỉ mong giữ chức “nhân viên quèn” suốt đời công chức. Ai chẳng muốn mình “phải” làm một cái gì đó, “phải” có và “phải” được một cái gì đó. Chính cái “phải” ấy đã gây nên stress. Luôn phải đặt ra mục tiêu, luôn phấn đấu, luôn bắt mình hoàn thành tốt công việc, luôn ép mình làm quá khả năng mình thực có. Áp lực vượt qua chính mình, vượt qua tư tưởng an phận là áp lực lớn nhất nhưng cũng lành mạnh nhất mà một nhân viên văn phòng gánh trên vai. Thế nhưng, một nhân viên càng thăng tiến, càng gánh nhiều trọng trách trên vai thì khoảng cách với các đồng nghiệp càng lớn dần, thời gian rảnh rỗi cũng bị thu hẹp, công việc thì cứ dài vô tận. Thế là stress. Không có ai để chia sẻ công việc hoặc không muốn chia sẻ với ai thì stress càng nặng. Đây là hội chứng “tự mình làm khổ mình”. Căn bệnh stress “Tôi phải ” này thường gây di chứng nặng nề với phụ nữ hơn là nam giới. Bởi bên cạnh áp lực công việc, người phụ nữ còn áp lực gia đình. Trị stress Stress thì rõ là chả tốt đẹp gì. Nhưng nếu ở một mức độ nào đó thì nó cũng có tác dụng tích cực nhất định. Khi chúng ta bực bội, cơ thể sẽ tiết ra những hoócmôn làm tăng nhịp tim, tăng lượng đường trong máu, thu hẹp động mạch và tạo nhiều máu đông. Nếu bạn kiểm soát được stress, nó có thể là động lực thúc đẩy và tạo cảm hứng cho bạn làm việc. Tất nhiên, khả năng kháng virus áp lực của mỗi người khác nhau nên khả năng miễn dịch với stress của mỗi người cũng khác. Công việc không chỉ là một thứ “phải làm” ở văn phòng mà nó đơn giản là một sở thích. Khi ta thích, hiệu quả công việc chắc chắn sẽ nâng lên, tâm trạng làm việc cũng thoải mái và vui vẻ hơn. Hiệu quả công việc chính là cách để khẳng định mình, chứ không phải là một vị trí, một chức vụ ảo mang tính hình thức. Những người hãnh tiến nhất là những người dễ bị stress nhất. Hạ một bậc từ “hãnh tiến” xuống “cầu tiến”, các mối quan hệ phức tạp trong công sở sẽ được hóa giải. Sống hòa đồng là cách tốt nhất để đạt mục tiêu trong công việc, có được những mối quan hệ tốt đẹp và tránh xa được những cơn stress bất tận nơi công sở. Mỗi ngày, cuộc sống lại trôi đi đầy biến động. Mỗi ngày bạn lại gặp rất nhiều trở ngại: thử thách, áp lực, Hãy biết vượt qua chúng và lấy đó làm bài học của bản thân để trưởng thành hơn, tiến xa hơn, rồi bạn sẽ cảm thấy hài lòng với chính mình.