Hơn 30 năm trước (năm 1972) tại Stốckhôm, Thụy Điển, Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Hội nghị quốc tế về môi trường và con người. Tại hội nghị này những người đứng đầu thế giới đã nhất trí rằng " việc bảo vệ và cải thiện môi trường con người cho các thế hệ ngày nay và mai sau là mục tiêu cấp bách của nhân lọai". Hội nghị này đã đánh dấu sự ra đời của nhận thức về phát triển bền vững (PTBV). Năm 1987 , Ủy ban thế giới về Môi trường và Phát triển đã công bố báo cáo "Tương lai. | Từ sau khi ban hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng với các chính sách khuyến khích , hỗ trợ người dân và các tổ chức tiến hành gây trồng rừng, với các chương trình PAM, 327, 135 và gần đây là chương trình 5 triệu ha rừng, đã dần dần phục hồi tài nguyên rừng. Năm 2003 diện tích rừng trồng ở Tây Nguyên đạt trên tổng diện tích rừng , chiếm 3,3%. Tuy nhiên, trong lúc đó diện tích rừng bị chặt phá năm 2003 là , như vậy diện tích rừng trồng không bù lại được diện tích rừng bị tàn phá. Kết quả là độ che phủ rừng ở Tây Nguyên không tăng lên được, tài nguyên rừng ở đây chưa được sử dụng bền vững. Nguyên nhân cơ bản của tình hình này có thể nhận thấy qua hoạt động nông nghiệp ví dụ ở tỉnh Kon Tum. Tại đây tác dụng của chính sách bảo vệ và phát triển rừng, khuyến khích đầu tư trồng rừng của Trung ương bị hạn chế bởi một chính sách của chính quyền địa phương, đó là phát triển công nghiệp chế biến bột sắn, tạo việc làm cho người lao động, mở rộng trồng sắn trên đất dốc, trên phần đất lâm nghiệp thay cho trồng rừng.