Chúng ta thường rất ngưỡng mộ một số ông lớn trong lĩnh vực kinh doanh trên thế giới hiện nay, nhưng điều gì đã làm nên thành công và danh tiếng cho họ như vậy? Dĩ nhiên là mỗi doanh nghiệp đó đều áp dụng một chiến lược khác nhau, ví dụ như WalMart đánh bại được các đối thủ cạnh tranh nhờ mức giá thấp. Whole Foods lại phát huy lợi thế trong việc tập trung vào các mặt hàng có tính chọn lọc cao | 5 chiến lược cơ bản để mang lại thành công cho dịch vụ khách hàng Chúng ta thường rất ngưỡng mộ một số ông lớn trong lĩnh vực kinh doanh trên thế giới hiện nay nhưng điều gì đã làm nên thành công và danh tiếng cho họ như vậy Dĩ nhiên là mỗi doanh nghiệp đó đều áp dụng một chiến lược khác nhau ví dụ như WalMart đánh bại được các đối thủ cạnh tranh nhờ mức giá thấp. Whole Foods lại phát huy lợi thế trong việc tập trung vào các mặt hàng có tính chọn lọc cao. Tuy nhiên tựu trung lại một trong những chiến lược thành công nhất của các thương hiệu lớn chính là tạo ra một thói quen cho người tiêu dùng khi họ nghĩ đến một loại hàng hóa nhất định. Vậy một doanh nghiệp nhỏ cần phải làm gì để không quá lép về trong cuộc cạnh tranh với các ông lớn Câu trả lời cho vấn đề đó không phải nằm ngoài khả năng của các doanh nghiệp nhỏ họ nên củng cố và phát triển cho mình một loại vũ khí khá hiệu quả có tên dịch vụ khách hàng . Những chiến lược mà chúng tôi giới thiệu dưới đây có thể giúp ích cho bạn trong một lĩnh vực vẫn còn nhiều thách thức này. Không nên tiếc những lời xin lỗi Một câu nói khá quen thuộc và nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực Khách hàng luôn luôn đúng. Điều này bao hàm khi giải quyết các vấn đề liên quan đến dịch vụ khách hàng doanh nghiệp phải rất khéo léo ngay cả khi phần đúng chưa chắc đã thuộc về khách hàng thì họ luôn phải là người giành phần thắng. Nếu có một điều gì đó là sai bạn đừng ngại ngần mà đưa ra lời xin lỗi. Lúc đó mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn bởi một điều tưởng chừng đơn giản này có thể dập tắt được hầu hết những cáu giận ngay cả ở những khách hàng khó tính nhất. Ngược lại bản thân bạn cũng đã ghi điểm trong tâm trí của họ và có thể giành được cơ hội bán hàng nhiều hơn nữa. Điều này đã được Steve Jobs giám đốc điều hành của Apple áp dụng khá hiệu quả vào thời điểm giảm mạnh giá bán iPhone chỉ hai tháng sau khi chiếc điện thoại này xuất hiện trên thị trường. Ông gửi email cho những khách hàng đã mua iPhone với mức giá cao ở thời điểm đầu tiên đề nghị .