Cơ quan cao nhất là Phủ Thống sứ do Thống sứ đứng đầu. Giúp việc cho Thống sứ là Hội đồng bảo hộ. Có hai phòng thương mại và canh nông được Pháp cử vào Hội đồng bảo hộ. | Làng và dòng họ ở Nam Định – Thái Bình cũng giữ một vị trí quan trọng cho sự chuyển tiếp giữa phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến sang hệ tư tưởng tư sản và vô sản. Sau khi phong trào Đông Du thất bại, nhiều thanh niên Nam Định – Thái Bình đã tới Trung Hoa cùng Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục Hộ. Một số người về nước vận động thanh niên xuất dương tham gia Việt Nam Quang phục Hội. Đông đảo thanh niên Hành Thiện tham gia như Đặng Thế Mẫn, Đặng Quốc Kiều, Đặng Hữu Quỳ, Đặng Vũ Giá, Nguyễn Xuân Thức, Nguyễn Xuân Khải, Đặng Kinh Luân, Đặng Vũ Hoàn, Đặng Vũ Long, Đặng Mũ Mậu, Đặng Xuân Mậu, Đặng Huy Quỳ, Đặng Văn Ngã, Đặng Ngọc Tỉnh Trong số 12 người Thái Bình xuất dương sang Trung Quốc tham gia Việt Nam Quang phục Hội, có tới 8 người làng Động Trung như Nguyễn Nhị Kỳ, Nguyễn Công Năng, Nguyễn Hồng Đính, Nguyễn Công Diệu, Nguyễn Công Chuẩn, Nguyễn Công Viễn, Hoàng Chuyên, Phạm Tư Tề, ngoài ra còn có 4 người ở các địa bàn khác trong tỉnh. Khi Việt Nam Quang Phục Hội tan rã, những thanh niên Hành Thiện, Động Trung, Trình Phố đã nhanh chóng tham gia Hội Việt Nam cách mạng thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập năm 1925 tại Quảng Châu ( Trung Quốc). Nguyễn Công Viễn, thế hệ thứ ba của Nguyễn Mậu Kiến là 1 trong 7 thành viên sáng lập Tâm Tâm xã. Nguyễn Công Viễn đã bắc nhịp cầu cho các thế hệ tiếp nối của dòng họ Nguyễn đến với Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Đảng Cộng sản Việt Nam như Nguyễn Công Thu, Nguyễn Danh Thọ, Nguyễn Danh Đới, Nguyễn Danh Tề, Nguyễn Công Việt Làng Trình Phố là một trong những nơi có chi bộ Thanh niên và sau đó là Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Thái Bình.