Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật

Tư tưởng biện chứng đã hình thành ngay từ khi triết học ra đời. Trong quá trình phát triển, phép biện chứng có ba hình thức cơ bản là phép biện chứng chất phác, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật. Thời cổ đại, do trình độ tư duy phát triển chưa cao, khoa học chưa phát triển, nên các nhà triết học chỉ dựa trên những quan sát trực tiếp, mang tính trực quan, cảm tính để khái quát bức tranh chung của thế giới. Phép biện chứng chất phác thể hiện rõ rệt trong “thuyết Âm - Dương”, “thuyết. | . Khuynh hướng phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, mọi hiện tượng, song mỗi sự vật hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau, tồn tại ở không gian khác nhau, ở thời gian khác nhau. Đồng thời trong quá trình phát triển của mình, sự vật còn chịu sự tác động của các hiện tượng khác, của rất nhiều yếu tố khác. Sự tác động đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm thay đổi chiều hướng của phát triển của sự vật, thậm chí làm cho sự vật thụt lùi. Chẳng hạn, ngày nay trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ so với trẻ em ở thế hệ trước do chúng được thừa hưởng những thành quả, những điều kiện thuận lợi mà xã hội mang lại. Hay trong thời đại hiện nay, thời gian công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của các quốc gia chậm phát triển và kém phát triển sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia đã thực hiện chúng do được thừa hưởng kinh nghiệm và sự hỗ trợ của các quốc gia đi trước. Song vấn đề còn ở chỗ, sự vận dụng kinh nghiệm và tận dụng sự hỗ trợ đó như thế nào lại phụ thuộc rất nhiều vào các nhà lãnh đạo và nhân đân của các nước chậm phát triển và kém phát triển.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.