Ngày 07/11/2006 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng là Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đánh dấu bước chuyển mình mới của nền Kinh tế Việt Nam với nhiều cơ hội và thách thức hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đã phải thay đổi rất nhiều: điều chỉnh và ban hành thêm những điều luật mới, thay đổi chính sách tiền lương, điều chỉnh lại giá cả | Thực tế mấy chục năm qua cho thấy, các tổ chức tài chính quốc tế và chính phủ của nhiều quốc gia chủ yếu phát huy vai trò tiền tệ của vàng với chức năng chính là để cất trữ. Trên toàn cầu, hàng trăm ngàn tấn vàng dưới dạng vàng thoi đã phải thực hiện giấc ngủ dài tại các kho dự trữ kiên cố, được bảo vệ cẩn mật và có lẽ suốt đời sẽ nằm yên tại đó. Vậy, việc tiếp tục nạp thêm vàng vào các kho dự trữ như thế để cho giá vàng cứ tăng lên chóng mặt và góp phần không nhỏ làm rối loạn kinh tế thế giới thì liệu có xứng đáng? Phải chăng, đã đến lúc, các nhà khoa học và các nhà quản lý, các chính phủ và các tổ chức quốc tế cần có cái nhìn đúng hơn về vị thế của vàng trong nền kinh tế đương đại, trả lại đúng nghĩa tư cách cho vàng là một loại hàng hoá với những công dụng vốn có, thu về cái áo “tiền tệ” mà nhân loại đã nhờ nó mang trong suốt nhiều ngàn năm qua. Từ những tư duy đó, những cam kết quốc tế mới được ra đời để làm lành mạnh hệ thống tiền tế quốc tế trong nền kinh tế hiện đại không có sự hiện diện của vàng.