Mỗi chính sách của Chính phủ đều có những mục tiêu tốt, nhưng tiếc thay luôn có những khoảng cách giữa mục tiêu mong muốn và thực tế đạt được. | Bài học từ hỗ trợ lãi suất Mục tiêu chính sách khoảng cách giữa thực tế và mong muốn Mỗi chính sách của Chính phủ đều có những mục tiêu tốt nhưng tiếc thay luôn có những khoảng cách giữa mục tiêu mong muốn và thực tế đạt được. Gói kích cầu thông qua hỗ trợ 4 lãi suất cũng không là ngoại lệ. Bên cạnh một số kết quả tích cực đã đạt được thì còn nhiều hệ quả mà có lẽ ngay khi thiết kế chính sách người làm chính sách cũng đã không thể lường trước hết được gây tốn kém nguồn lực cho xã hội. Vấn đề thứ nhất Ai được hưởng lợi tỉ đồng Lẽ đương nhiên đứng vê phương diện mục tiêu chính sách đó là các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh. Tuy nhiên một số ý kiến đã cho rằng chính các ngân hàng cũng hưởng lợi không ít từ chính sách này liệu có đúng không Trong khi chính các quan chức Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định rằng các ngân hàng chỉ đóng vai trò cho vay theo mức lãi suất thông thường sau đó trừ đi 4 lãi suất được hỗ trợ để xác định mức lãi suất thực trả của khách hàng. Quan điểm này cũng giống như ai đó đã từng cho rằng thuế giá trị gia tăng một loại thuế gián thu do người tiêu dùng chịu chứ không phải là doanh nghiệp. Thoạt nghe điêu này có vẻ hợp lý nhưng tiếc thay kinh tế học vi mô chỉ ra rằng vấn đê không phải như vậy. Khoản thuế giá trị gia tăng phải được chia sẻ giữa khách hàng và doanh nghiệp không phải cách này thì là cách khác. Vấn đề trợ cấp cũng tương tự như vậy có điều hãy xem nó giống như một khoản thuế âm mà thôi. Thực tế thì khoản hỗ trợ tỉ đồng được phân bổ làm ba phần trong đó một phần đúng là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được nhận một phần khác do chính các ngân hàng được hưởng và phần còn lại là mất mát vô ích dead weight loss . Tỷ phần lợi ích giữa doanh nghiệp và ngân hàng phụ thuộc vào .