Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18 – “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng” được Bộ Tài chính ban hành theo quyết định số 100/2005/QĐBTC. Để hướng dẫn chuẩn mực này, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006, QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn chi tiết song những thuật ngữ | Phân biệt các khoản dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18 - Các khoản dự phòng tài sản và nợ tiềm tàng được Bộ Tài chính ban hành theo quyết định số 100 2005 QĐ-BTC. Để hướng dẫn chuẩn mực này Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 21 2006 TT-BTC ngày 20 03 2006 QĐ 15 2006 QĐ-BTC ngày 20 03 2006 hướng dẫn chi tiết song những thuật ngữ nội dung trong chuẩn mực còn trừu tượng mang định tính cao nên việc vận dụng vào thực tế của đơn vị gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa một số thuật ngữ và nghiệp vụ đề cập trong chuẩn mực còn khá mới mẻ ở Việt Nam bởi trên thực tế chưa xảy ra hoặc rất ít xảy ra. Do đó việc phân biệt giữa Dự phòng phải trả với các khoản dự phòng khác giữa Dự phòng phải trả và Nợ tiềm tàng giữa xác định được với không xác định được giữa Nợ phải trả vớí Nợ phải trả tiềm tàng là cần thiết để chuẩn mực này đi vào cuộc sống. 1. Ý nghĩa của chuẩn mực số 18 Chuẩn mực đảm bảo việc áp dụng các nguyên tắc ghi nhận cơ sở hạch toán phù hợp cũng như việc công bố đầy đủ thông tin đối với các khoản dự phòng tài sản và nợ tiềm tàng nhằm giúp cho người sử dụng hiểu được bản chất nghiện vụ thời điểm phát sinh số lượng và giá trị ghi sổ của các khoản mục này. Chuẩn mực đưa ra các điều kiện cần phải được thực hiện để công nhận một khoản dự phòng giúp cho doanh nghiệp đạt được tính nhất quán và tính so sánh trong việc hạch toán các khoản dự phòng. Thực hiện chuẩn mực này nhằm công khai các khoản nợ tiềm tàng trên Báo cáo Tài chính đáp ứng yêu cầu trình bày đầy đủ. Chuẩn mực hướng dẫn cho người lập Báo cáo Tài chính quyết định cụ thể khi nào thì lập dự phòng khi nào chỉ công bố thông tin hoặc khi nào không công bố thông tin. Chuẩn mực nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp chỉ trình bày trên Báo cáo tài chính những nghĩa vụ pháp lý những khoản nợ phát sinh từ các sự kiện quá khứ thì mới được ghi nhận khoản dự phòng liên quan. Còn các khoản chi phí dự tính trong tương lai do áp lực về thương mại hoặc quy định của pháp luật mà doanh nghiệp dự định phải chi .