Nhiều người lo sợ một bong bóng chứng khoán. Vậy bong bóng chứng khoán hình thành và vỡ thế nào? | Bong bóng chứng khoán hình thành và vỡ thế nào Nhiều người lo sợ một bong bóng chứng khoán. Vậy bong bóng chứng khoán hình thành và vỡ thế nào Nhiều người lo sợ một bong bóng chứng khoán. Vậy bong bóng chứng khoán hình thành và vỡ thế nào Các nhà kinh tế bàn cãi nhiều và không thống nhất về một mô hình được đa số chấp nhận. G. Soros - nhà kinh doanh chứng khoán nổi tiếng - có triết lý riêng của mình về sự hình thành và đổ vỡ của bong bóng mà ông gọi là chuỗi boom-bust hưng thịnh- suy sụp . Theo lý thuyết kinh tế truyền thống giá cổ phiếu của một công ty phản ánh những cái căn bản fundamentals của công ty đó. Đại loại chúng liên quan đến lĩnh vực và quy mô hoạt động chiến lược kinh doanh sản phẩm khách hàng doanh thu lợi nhuận đội ngũ lãnh đạo. của công ty đó và giá cổ phiếu có thể tính được bằng cách chiết khấu dòng thu nhập dự kiến trong tương lai. Soros coi những cái căn bản là quan trọng song ông coi thiên kiến về những cái căn bản của những người tham gia thị trường và sự nhận biết về thiên kiến của những người khác mới là cái ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu ông gọi việc tư duy của chúng ta về giá cổ phiếu ảnh hưởng đến chính giá cổ phiếu là hiện tượng phản thân reflexivity . Thực ra hiện tượng phản thân phổ biến ở nhiều lĩnh vực khác như bất động sản các quá trình xã hội chính trị lịch sử. song ở đây chỉ giới hạn ở lĩnh vực cổ phiếu. Bong bóng khởi đầu với một thiên kiến thịnh hành và một xu hướng thịnh hành. Thí dụ thiên kiến thịnh hành có thể là sự ưa thích tăng trưởng nhanh thu nhập trên cổ phần dựa vào kỳ vọng giá cổ phiếu tăng mà không chú ý nhiều đến lợi nhuận thực chia cho cổ phần đến những cái căn bản xu thế thịnh hành có thể là khả năng của các công ty tạo ra tăng giá nhanh cổ phiếu của mình bằng cách được cổ phần hoá theo giá bèo bằng trái .