Trong phần I, chúng tôi đã nói Pháp gia đầu tiên bàn về cái "thế " là Thận Đáo. Đại ý ông ví vua với con rồng, rồng nhờ có mây mà bay lên cao được. Hiền và trí không đủ cho đám đông phục tòng mà quyền thế và địa vị đủ khuất phục được người hiền. Chẳng hạn "vua Nghiêu (bậc hiền trí) hồi còn là dân thường thì không trị được ba người, mà Kiệt khi làm thiên tử thì có thể làm loạn cả thiên hạ, nghĩa là ban lệnh nào - dù lệnh xấu. | Hàn Phi Tử Chương 5 THẾ Trong phần I chúng tôi đã nói Pháp gia đầu tiên bàn về cái thế là Thận Đáo. Đại ý ông ví vua với con rồng rồng nhờ có mây mà bay lên cao được. Hiền và trí không đủ cho đám đông phục tòng mà quyền thế và địa vị đủ khuất phục được người hiền. Chẳng hạn vua Nghiêu bậc hiền trí hồi còn là dân thường thì không trị được ba người mà Kiệt khi làm thiên tử thì có thể làm loạn cả thiên hạ nghĩa là ban lệnh nào - dù lệnh xấu - dân chúng răm rắp theo hết. Chủ trương đó ngược với chủ trương của Nho gia mà Hàn Phi đã trình bày trong thiên Nạn thế đoạn Có kẻ trả lời Thân tử. coi phần dịch . Nho gia trọng hiền trí hơn địa vị và cái uy thế của vua do giá trị của vua hơn là do địa vị. Con rồng mà bay được đành rằng dựa vào cái thế của mây nhưng trước hết là nhờ cái tài của nó chứ nếu là con giun vô tài thì dù có mây cũng không cưỡi được. Vả lại cái thế - tức cái ngôi vua - tự nó không thể khiến cho người hiền dùng nó kẻ bất tiếu không dùng nó. Người hiền dùng nó thì thiên hạ trị như vua Nghiêu kẻ bất tiếu dùng nó thì loạn như vua Kiệt . Tính tình con người hiền thì ít bất tiếu thì nhiều. Lấy cái lợi của uy thế mà giúp kẻ bất tiếu thời loạn thì kẻ dựa thế làm loạn thiên hạ sẽ đông người nhờ thế làm lợi cho thiên hạ sẽ rất ít . . Giúp cho kẻ bất tiếu có thế lực tức là chắp cánh cho cọp. Nạn thế . Vậy Nho cho rằng vua xấu khiến cho thời loạn. Hàn Phi bác chủ trương đó của Nho trong đoạn Lại có kẻ trả lời câu hỏi trên. Nạn thế . Đoạn này có vài chỗ khó hiểu chẳng hạn trong mươi hàng đầu Hàn phân biệt thế tự nhiên và thế do người lập ra nhân sở thiết mà không cho biết thế nào là thế tự nhiên cho nên có học giả hiểu là thiên mệnh là thời thế có học giả lại hiểu là sự truyền ngôi. Chúng tôi đoán Hàn muốn nói rằng thời suy như thời Kiệt thì sinh ra vua xấu ngược lại với thuyết của Nho gia vua xấu làm cho thời loạn. Nhưng đoán vậy có sai chăng vì Hán vốn tin rằng thịnh suy do sức người không liên quan gì với sức trời kia mà. Rồi những hàng sau Hàn dẫn truyện người bán