Vai trò to lớn của insulin với bệnh đái tháo đường Bệnh ĐTĐ được hiểu như thế nào? Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hoá do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, đặc trưng của bệnh là tăng đường máu mạn tính cùng với rối loạn chuyển hoá carbonhydrate (chất đường), lipid (chất béo), protein (chất đạm). Nguyên nhân của bệnh do thiếu insulin có kèm hoặc không kèm kháng insulin với các mức độ khác nhau. Hệ quả của tăng đường máu mạn tính là tổn thương nhiều cơ quan như: mắt, thận, thần kinh. Như. | Vai trò to lớn của insulin với bệnh đái tháo đường Bệnh ĐTĐ được hiểu như thế nào Đái tháo đường ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hoá do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên đặc trưng của bệnh là tăng đường máu mạn tính cùng với rối loạn chuyển hoá carbonhydrate chất đường lipid chất béo protein chất đạm . Nguyên nhân của bệnh do thiếu insulin có kèm hoặc không kèm kháng insulin với các mức độ khác nhau. Hệ quả của tăng đường máu mạn tính là tổn thương nhiều cơ quan như mắt thận thần kinh. Như vậy có thể thấy rằng khắc phục sự thiếu insulin và giảm đề kháng insulin là mấu chốt cực kỳ quan trọng trong phòng và điều trị bệnh ĐTĐ. Năm 1922 Fred Banting và Charles Best thuộc Đại học Tổng hợp Toronto Canada thông báo họ đã tìm ra insulin và ứng dụng thành công chất này trong điều trị bệnh ĐTĐ ở người. Vào thời điểm đó người bị bệnh ĐTĐ phải vật lộn với căn bệnh để tồn tại và chưa có biện pháp điều trị hiệu quả nào. Bệnh nhân nhanh chóng trở nên gầy mòn và thường chết sớm do bị sút cân nghiêm trọng. Ban đầu thuốc tiêm insulin lẫn nhiều tạp chất và thường gây những tai biến nguy hiểm. Các nhà khoa học đã phối hợp nghiên cứu và tạo ra được dịch chiết từ tụy bảo đảm đủ độ tinh khiết để thử nghiệm trên người bệnh. Vào tháng 5 1922 Leonard Thompson 14 tuổi đã được điều trị thành công ở Bệnh viện Toronto bằng tinh chất này được gọi là insulin . Tuyến tụy bình thường. Dùng insulin như thế nào Tất cả bệnh nhân và bác sĩ cần biết rằng khôi phục đúng lượng insulin cho từng thời điểm cụ thể của từng bệnh nhân riêng biệt chắc chắn sẽ giúp ổn định đường máu. Vì mỗi loại bệnh ĐTĐ týp 1 và týp 2 có sự thiếu hụt insulin khác nhau nên cách bù insulin cũng rất khác nhau. Insulin và ĐTĐ týp 1 bởi vì tụy của bệnh nhân không còn khả năng tiết insulin nữa nên bắt buộc phải đưa insulin từ ngoài vào một cách đều đặn. Bình thường cứ 12 phút tụy lại bơm vào máu một ít insulin ngay cả khi ta không ăn gì lượng insulin này giúp cho việc chuyển hoá đường liên tục được sản xuất ra bởi gan. Khi ăn tụy tiết .