Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, là vị lãnh tụ của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam. Quá trình hoạt động của Người trong suốt những năm đầu của thế kỷ XX đã đóng vai trò quyết định đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam ( 3/2/1930). | Năm 1911, Nguyễn ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Khác với những nhà yêu nước tiền bối, Nguyễn Ái Quốc sang châu Âu. Mục đích của Người là đi để xem sự phát triến của châu Âu, của Pháp như thế nào, thực chất của tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái là gì, từ đó áp dụng vào thực tiễn nước ta giúp đồng bào thoát khỏi cuộc sống lầm than, nô lệ. Sau nhiều năm bôn ba, quan sát và suy ngẫm, được tiếp cận Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lê nin về vấn đê dân tộc và vấn đề thuộc địa, tháng 12-1920. Nội dung của Luận cương đã giải đáp cho Người con đường cứu nước, giành độc lập cho dân tộc. Tại Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở Tua, Nguyễn ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản 3 và là một trong những người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đã đánh dấu bước chuyển biến quyết định trong tư tưởng và lập trường chính trị của Người. Từ một người yêu nước, Nguyễn ái Quốc trở thành người cộng sản và là người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Sự kiện này đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong tư tưởng chính trị của Nguyễn ái Quốc, từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường cộng sản. Sự kiện đó cũng mở ra cho cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam một giai đoạn phát triển mới “giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin”