Lâu nay chúng ta làm theo một trật tự có sẵn. Chẳng ai bảo đúng, cũng chẳng ai nói là sai. Thấy vài chỗ bất cập cũng kệ, chặc lưỡi rằng lâu nay vẫn làm thế. Liệu có nên đi theo một mô hình mới không nhỉ? | Mô hình biên tập hoàn hảo Lâu nay chúng ta làm theo một trật tự có sẵn. Chẳng ai bảo đúng cũng chẳng ai nói là sai. Thấy vài chỗ bất cập cũng kệ chặc lưỡi rằng lâu nay vẫn làm thế. Liệu có nên đi theo một mô hình mới không nhỉ Trong tiếng Việt không có những từ riêng để phân biệt các editor - và chúng ta gọi tuốt luốt những người này là biên tập viên. Để chỉ những biên tập viên trình độ cao hơn trong quy trình của chúng ta có thêm các vị hiệu đính hoặc thậm chí gọi thẳng là biên tập viên cao cấp nếu là những người đã lên tới hàng. đỉnh. Kết quả chúng tớ có một quy trình làm việc tại TTXVN như sau phóng viên - trưởng phòng phóng viên - phê duyệt - phát tin nếu là Ban Biên tập Tin Trong nước Ban Tin Kinh tế hoặc biên tập viên - hiệu đính - phê duyệt - phát tin Ban Biên tập Tin Thế giới Đối ngoại . Cũng có nơi tin của phóng viên được đưa qua bộ phận biên tập chẳng hạn như các tòa soạn chứ không phải là ông trưởng phòng phóng viên hoặc bà trưởng ca trực kiêm luôn công tác biên tập nhưng nói chung quy trình luôn được đốt cháy giai đoạn hoặc nhiều chức năng được tập hợp vào một người. Chu trình của chúng ta khi vẽ lên thì cũng thấy có nhiều bước nhưng thực chất chỉ có hai bước mà thôi - phê duyệt không thể gọi là một khâu biên tập vì xét cho công bằng chỉ có mỗi chữ ký xác nhận rằng nội dung không có vấn đề cũng có thể đôi khi sửa vài chữ hoặc cắt bớt một vài đoạn . Trong khi đó người hiệu đính vừa phải sửa nội dung vừa làm công việc nắn chữ nghĩa. Đấy là chưa kể trường hợp trưởng phòng phóng viên kiêm luôn chức năng biên tập - một sự kết hợp rất kỳ khôi. Có một Mô hình Biên tập dựa trên 3 giai đoạn mà tớ cho là khá hoàn hảo bởi chỉ nhìn vào khâu tổ chức đã thấy ngay là có thể đảm bảo nâng cao chất lượng nội dung giảm thiểu sai sót đồng thời tránh những khúc mắc không đáng có phát sinh trong toàn bộ khâu chế biến tin . Mô hình này quy định mỗi bước do một bộ phận hoặc một cá nhân riêng rẽ thực thi. Do vậy có thể nói là có 3 loại biên tập viên Biên tập viên nội dung .