Báo chí là một công cụ mạnh của ngành dân sự. Đi cùng với sức mạnh này là trách nhiệm phải trung thực, độc lập và công bằng. Khi nhà báo không có đạo đức, họ có thể làm hại nhiều người. | Nhà báo Đạo đức là trách nhiệm Phần I Báo chí là một công cụ mạnh của ngành dân sự. Đi cùng với sức mạnh này là trách nhiệm phải trung thực độc lập và công bằng. Khi nhà báo không có đạo đức họ có thể làm hại nhiều người. Họ có thể làm hại nguồn tin tờ báo của họ độc giả của họ và cả xã hội nói chung. Diễn đàn Nghiệp vụ Báo chí xin giới thiệu những nguyên tắc cơ bản về đạo đức báo chí trong cuốn Cẩm nang viết tin của Peter Eng và Jeff Hodson. Nói sự thật Đừng nói dối để có được tin bài. Khi nhà báo giới thiệu mình với nguồn tin hãy nói rõ tên của mình tên của tổ chức thông tấn và nói rằng bạn đang viết mộ ttin bài . Đừng nói bạn là bác sĩ hay một quan chức chính phủ để lấy tin hoặc để vào được nơi nào đó. Đừng ghi âm các cuộc đối thoại nếu không được phép. Khi lời nói dối của bạn bị phát hiện nó sẽ làm ảnh hưởng đến danh tiếng của tờ báo và có thể nguồn tin sẽ không bao giờ trả lời phỏng vấn của bất kỳ ai đến từ tờ báo của bạn nữa. Hãy luôn nói sự thật khi viết bài. Hãy làm tất cả những gì có thể để đảm bảo thông tin đó đúng hoàn chỉnh cần bằng và công bằng. Đừng bóp méo sự thật và phải chắc chắn đó không phải là tin vịt. Nếu sau này phát hiện ra bài viết của bạn bị sai thì phải đăng cải chính trên báo để bạn đọc biết được sự thật. Bạn hãy luôn nhớ rằng cho dù quan điểm riêng của bạn về một vấn đề như thế nào thì cũng phải đưa quan điểm từ mọi phía vào bài viết. Một số nhà báo viết tin bài hay đưa quan điểm riêng vào - họ đưa quan điểm của cá nhân hoặc có thể là quan điểm của tổ chức đã tài trợ cho báo. Họ hay có thói quen phê phán người khác ví dụ như các chính trị gia nhưng lại không thèm quan tâm xem có sự thật trong lời phê phán đó hay không. Nguy hiểm ở chỗ nhiều độc giả nghĩ những phê phán đó là đúng vì nó được đăng tải trên .