Đối tượng phản ánh của phóng sự bao giờ cũng là những sự kiện, vấn đề tiêu biểu, thông qua những con người và sự vật cụ thể. Ngay cả khi con người không được xem là đối tượng phản ánh trực tiếp thì trong bài phóng sự, nhân vật và sự kiện vẫn không thể tách rời. | Xử lý ngôn ngữ nhân vật khi viết phóng sự Đối tượng phản ánh của phóng sự bao giờ cũng là những sự kiện vấn đề tiêu biểu thông qua những con người và sự vật cụ thể. Ngay cả khi con người không được xem là đối tượng phản ánh trực tiếp thì trong bài phóng sự nhân vật và sự kiện vẫn không thể tách rời. Hơn thế những phát ngôn của nhân vật trong từng khoảnh khắc tình huống còn là điều hết sức cần thiết để định vị không gian thời gian tạo tính sinh động xác thực cho thông tin. Bởi vậy một trong tố chất quan trọng của người viết phóng sự là khả năng nhạy cảm linh hoạt và tỉnh táo ở khâu sử dụng ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật - vai trò quan trọng của phóng sự Trước hết phải thấy rằng mặc dù không đóng vai trò chủ đạo nhưng ngôn ngữ nhân vật thường vào bài phóng sự với tư cách là những tư liệu sống. Thiếu vắng ngôn ngữ nhân vật bài phóng sự khó tránh khỏi khô cứng đơn điệu cho dù lối dẫn dắt trần thuật của tác giả có khéo léo đến đâu. Có thể trong một bài lời nhân vật chỉ đôi ba lần xuất hiện song đó lại là những chứng lý đảm bảo tính thuyết phục cao. Bởi lẽ nhân vật trong phóng sự vốn là những nhân chứng trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới sự kiện nên tiếng nói của họ góp phần minh chứng cho sự có mặt của nhà báo ở nơi sự kiện xảy ra. Hơn nữa khi lời nói của người trong cuộc được dẫn sẽ khiến người đọc xóa bỏ những hoài nghi dự cảm không cần thiết về sự kiện. Chẳng hạn Ba đêm rồi mà lũ trẻ chưa hết sợ chúng chưa dám ngủ cứ sấm chớp là đòi xách túi chạy thôi. Hiểm họa núi lở - Báo Lao Động số 147 năm 2000 . Khi để nhân vật trực tiếp thuật lại như vậy tác giả đã phần nào thành công vì quy mô diện mạo của sự kiện dường như được thâu tóm trong lời nhân vật và người đọc cũng bị thuyết phục hoàn toàn trước những bằng cớ có thật về nỗi hãi hùng khiếp đảm của người dân Sa pa sau thiên tai thảm khốc. Nhân vật trong phóng sự cũng có khi chỉ là người ngoài cuộc đứng ngoài sự kiện tiếng nói của họ có thể đi ngược lại chính kiến của tác giả. Song những phát ngôn ấy nấu được .