Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trường đại học bang Iowa sử dụng các cấu trúc nano Silic (mesoporous silica nanoparticles – MSNs – vi hạt silica) để đưa DNA plasmid cùng chất điều hòa một cách có kiểm soát vào tế bào thực vật được xem là một công trình có tính đột phá trong tuần qua. Hãy tưởng tượng tế bào thực vật với các bào quan của nó như một nhà máy khổng lồ, DNA plasmid được chở vào bằng xe tải có hẳn một bồn chứa các chất kích hoạt sự biểu hiện. | Công nghệ nano thực hiện bước đột phá trong nghiên cứu thực vật Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trường đại học bang Iowa sử dụng các cấu trúc nano Silic mesoporous silica nanoparticles - MSNs - vi hạt silica để đưa DNA plasmid cùng chất điều hòa một cách có kiểm soát vào tế bào thực vật được xem là một công trình có tính đột phá trong tuần qua. Hãy tưởng tượng tế bào thực vật với các bào quan của nó như một nhà máy khổng lồ DNA plasmid được chở vào bằng xe tải có hẳn một bồn chứa các chất kích hoạt sự biểu hiện của gene trên plasmid. Khi đã vào trong nhà máy người tài xế sẽ mở khóa để giải phóng plasmid và mở một chiếc khóa khác để giải phóng chất điều hòa ra khỏi bồn chứa. Thật xa vời nhưng các nhà khoa học đã và đang dần biến điều đó thành hiện thực. Đầu tháng 5 vừa qua Francois Torney Brian Trewyn và cộng sự đã mô tả quá trình chuyển gene ở thực vật sử dụng các hạt nano silica để đưa DNA vào tế bào. Đồng thời sử dụng các cấu trúc nano để vận chuyển và phóng thích các phân tử chất cảm ứng trong tế bào một cách có kiểm soát. Các ống nano mesoporous silica Cấu trúc nano được sử dụng ở đây là các cấu trúc mesoporous bằng oxide Silic hoàn toàn không có trong tự nhiên chúng được tổng hợp nhân tạo với độ đồng đều cao. Loại vật liệu này hiện rất được quan tâm do quá trình tổng hợp có thể dễ dàng kiểm soát chất lượng sản phẩm từ đường kính lỗ đến độ dày vách . Ngoài ra nhiều nghiên cứu khác cũng đã cho thấy MSNs là một loại vật liệu lý tưởng để cố định các gốc có hoạt tính sinh học cũng như hóa học. Hạt MSNs hình cầu có kích thước 200nm đường kính lỗ trung bình Đối với tế bào động vật vi hạt Silic có thể xâm nhâp một cách dễ dàng theo kiểu thực bào. Một số nhà khoa học nhận thấy việc cải tiến tính chất bề mặt hạt bằng một một số loại polime có thể giúp đưa theo DNA vào trong tế bào đó là bước cải tiến đầu tiên giúp MSNs trở thành công cụ chuyển DNA vào tế bào. Với tính chất không thấm của các ống MSN từ nhiều năm trước người ta đã nghĩ đến việc gắn nắp .