Nâng cao mức sống, hay mức độ thịnh vượng, là mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế. Trên thực tế, nhiều bản kế hoạch kinh tế, kể cả chiến lược mười năm của Việt Nam đang được thảo luận gần đây, cũng đặt ra các chỉ tiêu về mức sống làm mục tiêu chính sách. Việc so sánh các quốc gia dựa trên những chỉ tiêu này, như ở phần dưới đây, giúp đánh giá một cách tương đối mức độ cạnh tranh của nền kinh tế | Các khu công nghiệp đang được chính quyền các địa phương xây dựng phổ biến và sử dụng như một công cụ để các nhà đầu tư có thể tiếp cận những khu đã sẵn sàng về cơ sở hạ tầng với thủ tục hành chính được đơn giản hóa. Năm 2007, đã có 550 khu công nghiệp, khu kinh tế được thành lập tại Việt Nam (xem Bảng dưới). Tuy nhiên, hầu như không có các chính sách hay chương trình để phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cũng như các dịch vụ liên quan nhằm hình thành mối liên kết cụm ngành trong và xung quanh các khu công nghiệp. Hiện nay, tại khu công nghiệp Quế Võ – Bắc Ninh, việc hình thành các ngành công nghiệp hỗ trợ cho các công ty chính như Canon và Foxconn đã tương đối thành công. Tuy nhiên, phần lớn các nhà cung cấp linh kiện/phụ kiện cho các công ty này đều là do họ đưa sang từ nước họ hoặc từ Trung Quốc. Mối liên kết ít khi vượt ra khỏi ranh giới của các khu công nghiệp. Cho tới nay, các khu công nghiệp mới chỉ được khai thác như là giải pháp về địa điểm và hạ tầng hơn là bệ phóng để hình thành các cụm ngành.