Bài 13: Mở rộng vốn từ: Từ địa phương, dấu chấm hỏi, chấm than. Mục đích yêu cầu: Nhận biết và sử dụng đúng một số từ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam qua bài tập phân loại từ ngữ và tìm từ cùng nghĩa thay thế từ địa phương. Luyện tập sử dụng đúng các dấu chấm hỏi, dấu chấm than qua bài tập đặt dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn. Rèn kĩ năng sử dụng từ phù hợp với từng miền và kĩ năng sử dụng dấu chấm câu. Giáo dục học sinh biết tôn trọng phương ngữ của. | PHÒNG GD – ĐT KRÔNG PÁCH Trường TH Tân Tiến THUYẾT TRÌNH BÀI GIẢNG MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3. PHÂN MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU. BÀI 13: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ ĐỊA PHƯƠNG. DẤU CHẤM HỎI, CHẤM THAN. Người thực hiện: NGUYỄN VĂN HUYNH I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nhận biết và sử dụng đúng một số từ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam qua bài tập phân loại từ ngữ và tìm từ cùng nghĩa thay thế từ địa phương. Luyện tập sử dụng đúng các dấu chấm hỏi, dấu chấm than qua bài tập đặt dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn. - Rèn kĩ năng sử dụng từ phù hợp với từng miền và kĩ năng sử dụng dấu chấm câu. - Giáo dục học sinh biết tôn trọng phương ngữ của từng miền. II. NỘI DUNG: 1/ Trang bìa: 2/ Bài cũ: Yêu cầu học sinh làm bài tập 3 tuần 12 (học sinh ghép thành câu bằng cách kéo thả chữ sau đó kiểm tra kết quả). 3/Bài mới: Hướng dẫn từng bài tập: * Bài tập 1: - Học sinh nêu yêu cầu. - Giáo viên giúp học sinh hiểu yêu cầu của bài viên chú ý hướng dẫn nhiệm vụ của các em là phải hiểu nghĩa các từ để chọn đúng các phương ngữ thường dùng ở miền Nam, miền Bắc. -Yêu cầu học sinh chọn đúng các từ của từng miền để đánh dấu đúng vào ô trống. - Học sinh làm bài bằng cách đánh dấu tích vào các từ ở màn hình sau đó kiểm tra kết quả. - Giáo viên nhận xét chốt đáp án đúng. *Bài tập 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu, đoạn thơ. - Giáo viên xác định lại yêu cầu. Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp tìm từ cùng nghĩa để thay thế viết kết quả ra giấy nháp. - Học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả. - Học sinh làm bài bằng cách kéo thả chữ ở màn hình. - Giáo viên chốt đáp án đúng. Học sinh đọc lài đoạn thơ sau khi đã thay thế. - Giáo viên nói thêm về nội dung đoạn thơ. * Bài tập 3: - Học sinh đọc yêu cầu, đọc nội dung đoạn văn. - Yêu cầu học sinh viết ra nháp câu văn có ô trống cần điền và điền dấu thích hợp vào. - Học sinh tiếp nối nhau đọc đoạn văn, nói rõ dấu câu được điền vào. - Cho học sinh lên làm bài bằng cách kéo thả dấu ở màn hình. - Giáo viên chốt đáp án đúng. 4 / Củng cố: Trò chơi Em học ngôn ngữ. Giúp học sinh nắm thêm một số từ thuộc phương ngữ miền Nam và miền Bắc. Trong quá trình chơi có nhạc đệm bài hát thiếu nhi để không khí thêm sôi nổi. - Yêu cầu các em chọn đúng các từ vào hai nhóm bằng cách kéo thả chữ. - Tổng kết. Liên hệ, giáo dục. 5 / Nhận xét, dặn dò: