Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa - Chương III (tiếp theo)

Tuân tử, nhà thực tế Tính ác – Sự cần thiết của luật pháp Triết lí của Mạnh tử có nhược điểm và các nhà đồng thời với ông hoan hỉ đánh vào chỗ yếu đó. Tính con người có thực là thiện không, có thực là vì chế độ xấu xa nên con người mới làm điều ác không, | Will Durant Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa Dịch giả Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG III 2 4. Tuân tử nhà thực tế Tính ác - Sự cần thiết của luật pháp Triết lí của Mạnh tử có nhược điểm và các nhà đồng thời với ông hoan hỉ đánh vào chỗ yếu đó. Tính con người có thực là thiện không có thực là vì chế độ xấu xa nên con người mới làm điều ác không hay trái lại chính vì tính con người vốn ác nên xã hội mới xấu xa Có lẽ lần này là lần đầu sự xung đột dữ dội từ thời nào tới giờ giữa hai phái canh tân và thủ cựu mới được nêu ra một cách minh bạch như vậy. Sự phát triển giáo dục có làm cho tội ác bớt đi đạo đức tăng lên không và có giúp cho nhà cầm quyền dắt dẫn con người tới cảnh cực lạc ảo tưởng tới hoàng kim thời đại không Bọn hiền triết có tư cách cầm quyền không hay là trái lại áp dụng lí thuyết của họ thì chỉ làm cho xã hội hỗn loạn thêm thôi chứ không bớt đi như họ tưởng Người phản đối Mạnh tử vừa cương quyết vừa tài giỏi nhất là một công chức quan lệnh ở Lan Lăng nước Sở tên là Tuân Huống tự là Khanh sanh ở nước Triệu mất vào khoảng 235 trước . hồi bảy chục tuổi. Mạnh tử cho rằng mọi người sinh ra vốn tính thiện Tuân tử trái lại bảo họ vốn tính ác ngay như vua Nghiêu vua Thuấn sanh ra cũng có những bản năng xấu xa. Trong cuốn Tuân tử chúng ta thấy giọng ông không khác gì giọng của Hobbes sau này Tính con người vốn ác cái gì thiện là do con người đặt ra 1 . Tính con người sinh ra là hiếu lợi thuận theo tính đó thì thành ra tranh đoạt lẫn nhau mà sự từ nhượng không có sinh ra là đố kị thuận theo tính đó thì thành ra tàn tặc mà lòng trung tín không có sinh ra có lòng muốn của tai mắt có lòng thích về thanh sắc thuận theo tính đó thì thành ra dâm loạn mà lễ nghĩa văn lí không có. Như thế thì theo cái tính của người ta thuận cái tính của người ta tất sinh ra tranh đoạt phạm vào quyền lợi của nhau làm loạn cái lí mà mắc cái lỗi tàn bạo. Cho nên phải có thầy có phép để cải hoá cái tính đi có lễ nghĩa để dắt dẫn nó rồi sau mới có từ nhượng hợp văn lí và thành ra trị. Tính ác . Đời xưa

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.