Lịch sử văn minh Ấn Độ - Chương II

Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch: Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG II - PHẬT THÍCH CA I. BỌN THEO TÀ GIÁO Bọn hoài nghi – Bọn theo thuyết hư vô – Bọn nguỵ biện – Bọn vô thần – Bọn duy vật – Các tôn giáo vô thần Chính các Upanishad cho ta biết rằng ngay từ thời Upanishad, | Will Durant Lịch sử văn minh Ấn Độ Người dịch Nguyễn Hiến Lê CHƯƠNG II - PHẬT THÍCH CA I. BỌN THEO TÀ GIÁO Bọn hoài nghi - Bọn theo thuyết hư vô - Bọn nguỵ biện - Bọn vô thần - Bọn duy vật - Các tôn giáo vô thần Chính các Upanishad cho ta biết rằng ngay từ thời Upanishad ở Ấn Độ có bọn người theo chủ nghĩa hoài nghi. Có những nhà hiền triết chế nhạo các tu sĩ như khi Upanishad Chandogya so sánh hàng giáo phẩm chính thống thời đó với một đoàn chó con nọ cắn đuôi con kia thành một hàng dài và kính cẩn sủa lên Phải chúng tôi muốn ăn phải chúng tôi muốn uống . Upanishad Swasanved tuyên bố rằng không có thần không có thiên đường không có địa ngục không có luân hồi cũng không có vũ trụ mà các kinh Veda và các Upanishad chỉ là tác phẩm của bọn điên khùng tự cao tự đại rằng các ý tưởng đều hảo huyền các danh từ đều láo khoét rằng dân chúng bị các lời đẹp đẽ mê hoặc mà thờ các vị thần lại các ngôi đền tuân lời các tu sĩ thánh đức chứ thực ra vị thần Vichnou đã sống ba mươi hai năm với chính vị thần tối cao Prajapati đã được hiểu biết về cái Ngã thoát li khỏi cái ác đã thoát được cảnh già cảnh chết hết cảnh rầu rỉ đói khát chỉ còn mong đạt được cái Thực thể vậy mà khi đột nhiên trở về trái đất thì lại truyền bá cái thuyết tệ hại này Phải làm cho cái ta được sung sướng ở trên cõi trần này. Chỉ nên trông cậy vào chính mình thôi. Người nào biết hưởng hạnh phúc trên cõi trần này và chỉ trông cậy vào chính mình thôi thì hưởng được cả hai cõi cõi trần này và cõi trên kia . Quả thật những Bà La Môn đã chịu khó chép sử xứ họ cho ta đôi khi làm ta thất vọng không tin rằng dân tộc Ân nhất loạt đều thần bí và mộ đạo. Sự thực các học giả càng khảo cứu phát kiến được một số nhân vật không đáng tôn trọng tí nào trong triết học Ân Độ trước đức Phật thì chúng ta lại càng thấy bên cạnh các vị thánh đức trầm tư về Brahman có vô số những vị miệt thị các tu sĩ hoài nghi về các thần linh và thản nhiên nhận cái danh dự là Nastik tức bọn theo thuyết Hư vô. Sangaya người theo thuyết bất khả tri .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.