Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Thị Quý, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giới và phát triển, khẳng định, mặc dù chỉ số phát triển giới của Việt Nam ở mức trung bình so với thế giới, phụ nữ Việt Nam hiện vẫn phải chịu nhiều bất bình. | Phụ nữ không nên hy sinh một cách mù quáng Phó giáo sư tiến sĩ Lê Thị Quý Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giới và phát triển khẳng định mặc dù chỉ số phát triển giới của Việt Nam ở mức trung bình so với thế giới phụ nữ Việt Nam hiện vẫn phải chịu nhiều bất bình đẳng so với nam giới. Nhân ngày 8 3 T lến si Lê VnExpress có cuộc trò chuyện với bà. Thị Qúy. Ảnh N T Là một trong những người đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu về giới bà đánh giá thế nào về sự bình đẳng giới ở Việt Nam - Llên Hợp Quốc hằng năm đều công bố chỉ số phát triển giới của các nước trong đó có Việt Nam. Nhiều năm liền Việt Nam luôn đứng ở hàng glữa tức không phải là nước có sự bình đẳng glới tốt nhất hoặc kém nhất. Bình đẳng giới tùy thuộc vào nhlều yếu tố chính sách của nhà nước sự phát triển về kinh tế nhận thức của người dân. Việt Nam đứng ở quãng giữa thì cũng là điều mừng vì đã vượt nhiều nước có nền kinh tế phát triển hơn. Tuy nhiên so với yêu cầu thực tiễn sự phát triển của kinh tế và tư duy thì Việt Nam còn rất nhiều vấn đề phải bàn liên quan đến bình đẳng giới. Bước vào đổi mới năm 1986 khi bắt đầu mở hướng nghiên cứu giới thì các nhà nghiên cứu mới nhận ra được điều này. - Lĩnh vực nào phụ nữ Việt Nam bị bất bình đẳng nhiều nhất thưa bà - Đó chính là sự phân công lao động bất hợp lý giữa nam và nữ. Theo thông báo chính thức của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ thời gian lao động của nữ giới thường cao hơn nam giới 3-4 tiếng mỗi ngày. Khoảng thời gian vượt trội này chị em toàn làm việc không công như nội trợ dọn dẹp nhà cửa dạy dỗ con cái. Ở vùng nông thôn và miền núi nơi dân trí thấp phụ nữ dân tộc thiểu số còn phải làm việc quần quật từ 5h sáng đến 11-12h đêm. Ở một khía cạnh khác nữ giới chiếm gần một nửa lực lượng lao động nhưng số giữ vị trí lãnh đạo so với dân số và so với tiềm năng thực sự của chị em là rất thấp. Trong 64 tỉnh thành hiếm thấy có phụ nữ làm chủ tịch UBND tỉnh hay bí thư tỉnh ủy. Ở các cấp thấp như huyện xã số nữ giới làm lãnh đạo cũng rất nhỏ nhoi. - Nhưng .