Công nghệ sinh học thực vật với tài nguyên cây thuốc

triển hoá học xanh: một mặt cung cấp sinh khối cho sản xuất hoá chất, mặt khác phải biến thực vật thành nhà máy hoá chất. Đặc biệt đối với các hợp chất tự nhiên có tác dụng sinh học cao. Vì cho đến nay 80% dân số thế giới vẫn dùng các sản phẩm từ tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng và chữa trị bệnh. Do tế bào thực vật có tính toàn thế (Totipotency) nhờ khả năng ít bị biệt hóa và phát triển tốt, nên dễ nuôi cấy hơn so với nuôi cấy tế. | Theo TS. Võ Văn Chi, số loài cây thuốc ở Lâm Đồng có thể trên loài. Trong đó có nhiều loài quý, hiếm như Thông đỏ, Lan gấm, Thạch tùng răng, đang bị thu hái hay triệt phá cạn kiệt và được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Vì vậy cần phải có việc tái điều tra tài nguyên cây thuốc trên địa bàn tỉnh, khoanh vùng bảo vệ và thu hái hợp lý các cây thuốc trong tự nhiên. Tổ chức nhân giống và trồng các cây thuốc quý có tiềm năng và có giá trị kinh tế cao ở quy mô lớn. Để thực hiện mục tiêu này, chúng ta có thể áp dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào để bổ sung nguồn cây giống mà kỹ thuật nhân giống truyền thống bằng hạt hoặc bằng hom cành thường mất nhiều thời gian và hạn chế về số lượng. Nhưng để phát triển được nguồn nguyên liệu làm thuốc bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào, thì ngoài giá trị điều trị bệnh cao, phải là cây thuốc có giá trị kinh tế cao hơn giá trị của các loại cây trồng truyền thống của Đà Lạt như hoa và rau, quả. Có như thế mới thu hút được sự quan tâm của các “nhà” ở các lĩnh vực: Quản lý, doanh nghiệp, nghiên cứu, nông dân,. Vì vậy, trên địa bàn tỉnh có hai cây thuốc quý hội đủ yếu tố này là Thông đỏ lá dài (Taxus wallichiana) và Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis). Trong đó Thông đỏ là nguồn nguyên liệu ưu thế tại chỗ, hiện nay đang được nhân giống vô tính bằng hom cành ở quy mô sản xuất nguyên liệu và từng bước bằng kỹ thuật nuôi cấy trong ống nghiệm. Còn Sâm Việt Nam cũng từng được di thực trồng ở Cam Ly, Langbiang và được các nhà khoa học ở trường Đại học Đà Lạt và Viện Sinh học Tây Nguyên nghiên cứu theo hướng nuôi cấy mô tế bào và dạng rễ tơ, tạo ra một triển vọng chủ động nguồn nguyên liệu làm thuốc theo 2 hướng: Một là nhân giống cây sâm hoàn chỉnh để trồng, hai là tạo rễ tơ để sử dụng như nguyên liệu cho các sản phẩm thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.