SƠ CỨU MỘT SỐ TAI NẠN THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM

Bỏng là tổn thương do nhiệt, do nước sôi, lửa, kim loại nóng,hóa chất, điện, phóng xạ. Bỏng làm tổn thương da, tổ chức dưới da, niêm mạc đường thở, thực quản, tùy theo chất gây bỏng, bỏng còn làm thoát mất huyết tương, điện giải gây sốc, tổ chức hủy hoại do bỏng gây nhiễm độc, thiểu năng gan thận. | SƠ CỨU MỘT SỐ TAI NẠN THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM A/ SƠ CỨU BỎNG Bỏng là tổn thương do nhiệt, do nước sôi, lửa, kim loại nóng,hóa chất, điện, phóng xạ. Bỏng làm tổn thương da, tổ chức dưới da, niêm mạc đường thở, thực quản, tùy theo chất gây bỏng, bỏng còn làm thoát mất huyết tương, điện giải gây sốc, tổ chức hủy hoại do bỏng gây nhiễm độc, thiểu năng gan thận. Các độ bỏng: Độ 1: Bỏng nông chỉ xảy ra ở phần biểu bì, vùng da bị bỏng đỏ hoặc tím, ấn vào thì trắng và đau rát. Độ 2: bỏng sâu hơn, ở phần biểu bì và chân bì, da đỏ, nổi phỏng nước, đau rát. Độ 3: bỏng sâu, da bị tuột, đôi khi sau qua lớp mỡ và cơ, tới xương, da trắng bệch, khô hoặc cháy đen và đau đớn. Điều trị tại chỗ: - Loại bỏ ngay nguyên nhân gây bỏng (lửa, nước sôi, điện.). - Vén, bỏ quần áo hoặc để lộ vùng bị bỏng, rửa sạch vết bỏng bằng nước sạch hoặc nước vô khuẩn nếu có. - Bảo vệ vết bỏng, không để nhiễm bẩn, không được đụng vào chỗ phồng nước do bỏng, tránh làm tuột da, không được bôi chất gì lên vết bỏng khi chưa rửa sạch. - Sau khi rửa sạch, nếu có sẵn Panthenol hoặc Silvaden 1% (mỡ Sulfadiazin bạc) thì bôi phủ một lớp mỏng, phủ lớp vải sạch, băng vô khuẩn. - Cho uống nước đường - muối, nước cháo đường ấm hoặc nước chè đường rồi chuyển đi bệnh viện. Những điều bố mẹ nên làm Khi trẻ em bị phỏng dù ở mức độ nhẹ hay nặng, với diện tích hẹp hay rộng tuyệt đối không được dùng nước mắm tạt vào vết thương, không được dùng kem đánh răng bôi lên vết phỏng như “truyền thông”. bởi những việc đó rất dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu. Người nhà chỉ cần xả nước lạnh, sạch lên chỗ phỏng, sau đó mang ngay con trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. B/SƠ CỨU GÃY XƯƠNG Đối với trẻ gặp phải những trường hợp liên quan đến cơ, xương, khớp (gãy tay, chân, gãy xương cổ.), người nhà không nên đưa trẻ đến các “lang băm” vì gãy xương có rất nhiều biến chứng, phải điều trị sớm thì tỷ lệ thành công mới cao. Gia đình cần phải cố định vùng bị tổn thương cho trẻ bằng nẹp - đối với trường hợp trẻ bị lộn cổ cần phải cố định, giữ êm vùng cổ bằng hai bao cát – và chuyển đến cơ sở gần nhất.

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.