Trong hai năm đầu, sức mạnh của sự tăng trưởng sinh hóa rất lớn. Trẻ ngồi đứng đi chạy! Trẻ vớisờ, nắmném Và mỗi đồ vật trở thành một dịp khám phá với giác quan và tay chân. Sự phát triển sinh học được bối cảnh xã hội hổ trợ, vì trẻ được cha mẹ và nguời khác nuôi dưỡng, bảo vệ, và khuyến khích. | Sự phát triển của trẻ trong hai năm đầu cuộc sống BS. Phạm Ngọc Thanh Đơn Vị Tâm Lý Bệnh viện Nhi Đồng 1 Trong hai năm đầu, sức mạnh của sự tăng trưởng sinh hóa rất lớn. Trẻ ngồi đứng đi chạy! Trẻ vớisờ, nắmném Và mỗi đồ vật trở thành một dịp khám phá với giác quan và tay chân. Sự phát triển sinh học được bối cảnh xã hội hổ trợ, vì trẻ được cha mẹ và nguời khác nuôi dưỡng, bảo vệ, và khuyến khích. I. PHÁT TRIỂN XÃ HỘI SINH HỌC : 1. Cơ thể, não, và hệ thần kinh: Trong 2 năm đầu, cơ thể tăng gấp 4 lần can nặng lúc sinh và não tăng gấp 3 lần. Các tế bào não được hình thành và nối kết với nhau,giúp trẻ đáp ứng với các kích thích. 2. Khả năng vận động: Trẻ co thể cầm nắm và di chuyển. Ngay lúc mới sinh, trẻ có thể ngửi và nghe tốt, mặc dù chỉ trông thấy những vật ở gần khoảng 20-30 cm và thị lực bình thường vào khoảng 1 tuổi. 3. Sức khỏe: Sức khỏe tùy thuộc dinh dưỡng(lý tưởng là sữa mẹ nhất là trong 4 tháng đầu), tiem chủng và cách thực hành của cha mẹ. II. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC: 1. Kỹ năng cảm nhận: Trẻ cảm nhận kinh nghiệm sống qua giác . Kỹ năng nhận thức: Tính tò mò và khả năng bẩm sinh tương tác với nhiều kinh nghiệm để hình thành sự phân loại sớm như kích thước , hình dãng, độ mềm, số lượng và sự tồn tại của các đồ vật. Khả năng nhớ bắt đầu phát triển từ những name đầu phát triển nhận thức với những kinh nghiệm vận động-giác quan. 3. Ngôn ngữ : Tiếng khóc của trẻ là cách giao tiếp đầu tiên của trẻ.,rồi dần dần trẻ bi bô, bập bẹ. Đến 1 tuổi, trẻ có thể nói 1-2 từ, và đến 2 tuổi trẻ nói được vài câu ngắn. III. PHÁT TRIỂN TÂM LÝ XÃ HỘI: 1. Phát triển cảm xúc và nhân cách: Cảm xúc thay đổi từ những phản ứng cơ bản đến đáp ứng ý thức phức dần dần tự lập, theo Freud, đó là giai đoạn miệng và hậu moan, theo Erikson, đó là những khủng hoảng giữa tin cậy và không tin cậy, giữa tự lập và xấu hổ và nghi ngờ. Mặc dù có nhiều học thuyết nhấn mạnh vai trò của cha mẹ, nhiều nghiên cứu cho thấy nhân cách là bẩm sinh và tồn tại suốt đời. 2. Tương tác giữa cha mẹ và trẻ: Cha mẹ và trẻ đáp ứng với nhau bằng cách đồng bộ hóa hành vi của họ trong trò chơi xã hội. Cuối name thứ nhất, trẻ bắt đầu tách khỏi mẹ và khám phá thế giới cách độc lập tham gia tích cực trong sự tương tác xã hội. Lúc 2 tuổi, trẻ có nhân cách cố định, sản phẩm của sự tương tác giữa tự nhiên và nuôi dạy. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kathleen Stassen Berger: The Developing Person Through the Life Span, City University of New York, Worth Publishers, 2000.