Bước vào thế kỉ XXI chúng ta đang bước vào quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế, cùng với quá trình CNH - HĐH đất nước. Với sự hội nhập quốc tế ngày càng đa dạng đã đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng không ít thử thách trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Trong quá trình mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trên tất cả các mặt như kinh tế, chính trị, VHXH, ngoại giao , nhờ. | từ thực tiễn thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) 20 năm qua, đến nay có thể nói trong điều kiện của thế giới và khu vực hiện nay, ĐTNN thực sự trở thành hình thức hợp tác kinh tế quốc tế rất hiệu quả đối với các nước đang phát triển. Trong thời gian tới, dự báo vốn ĐTNN vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào những địa phương có điều kiện thuận lợi về địa lý-tự nhiên, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm. Để tăng cường thu hút ĐTNN tại những vùng có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, bên cạnh những ưu đãi của đối với ĐTNN tại các vùng đó đòi hỏi phải tăng cường đầu tư xây dựng nhanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, điện, nước ở các vùng kinh tế khó khăn bằng nguồn vốn nhà nước, vốn ODA và nguồn vốn tư nhân. Tập trung thu hút đầu tư, lấp đầy các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp cao, khu kinh tế đã được Chính phủ phê duyệt góp phần đẩy nhanh việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng. Tận dụng những khu vực đất trống, đồi trọc, ít giá trị nông nghiệp để phát triển KCN, xây dựng nhà máy, hạn chế xây dựng KCN-KCX-KCNC trên đất canh tác nông nghiệp truyền Nam cần có những chính sách về pháp luật thông thoáng hơn nữa đẻ thu hút ngày càng lớn loại vốn đầu tư này vì mục đích phát triển lâu dài của đất nước.