DƯỢC HỌC CÁP GIỚI Xuất xứ: Khai Bảo Bản Thảo. Tên Hán Việt khác: Tiên thiềm (Bản Thảo Cương Mục), Cáp giải (Nhật Hoâ Tử Bản Thảo), Đại bích hổ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khoa học: Gekko gekko Lin. Họ: Tắc Kè (Gekkonidae). Tên gọi: Con đực gọi là Cáp, con cái gọi là Giới. Về đêm, nghe kêu 1 tiếng “Tắc [cáp]”, 1 tiếng “Kè [giới]”, do âm thanh mà có tên Tắc kè. Mô tả: Tắc kè hình dáng gần giống như con Thạch sùng (hay con Thằn Lằn, nhưng to hơn nhiều. Có loại. | DƯỢC HỌC CÁP GIỚI Xuất xứ Khai Bảo Bản Thảo. Tên Hán Việt khác Tiên thiềm Bản Thảo Cương Mục Cáp giải Nhật Hoâ Tử Bản Thảo Đại bích hổ Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển . Tên khoa học Gekko gekko Lin. Họ Tắc Kè Gekkonidae . Tên gọi Con đực gọi là Cáp con cái gọi là Giới. Về đêm nghe kêu 1 tiếng Tắc cáp 1 tiếng Kè giới do âm thanh mà có tên Tắc kè. Mô tả Tắc kè hình dáng gần giống như con Thạch sùng hay con Thằn Lằn nhưng to hơn nhiều. Có loại da màu nâu đen hoặc nâu xanh loại thì màu xám lưng có chấm lốm đốm. Con đực da sần sùi miệng rộng đuôi nhỏ mà dài con cái da mịn nhẵn miệng bé đuôi lớn mà ngắn hơn. Phần bụng phình to có 4 chân ngón chân có màng mỏng có thể leo bò trên các vách núi treo leo và trên cây. Mình dài koảng 10-17cm chưa kể phần đuôi đuôi có thể dài bằng phần mình miệng có hai hàm răng nhọn. Tắc kè sống ở vách núi hay các hốc thân cây trong rừng. Cũng thường sống thành từng đôi một một đực một cái . Sách cổ nói con đực kêu tắc con cái kêu kè nhưng thực tế một con có thể kêu cả hai tiếng Tắc kè . Nếu dùng Tắc kè ngâm thuốc thường phải kiếm đủ cả đôi. Ban ngày mắt của nó lóa lên nên chỉ đi kiếm mồi vào ban đêm chúng chỉ thích ăn những loại sâu bọ có cánh lúc bắt mồi động tác rất nhanh nhẹn linh hoạt. Vào khoảng tháng 4 bắt đầu mùa hoạt động của Tắc kè tháng 5-6 là tháng hoạt động nhanh nhất cuối tháng 10 đã ít thấy sau tiết Sương giáng thì đã bắt đầu bước vào ngủ qua đông nó nằm im trong mùa đông không hoạt động. Nếu bắt Tắc kè bỏ vào lồng sắt mà thời gian ấy là mùa nóng thì chúng dễ bị chết nhưng gặp điều kiện khí hậu thích nghi thì tuy qua mấy tháng không cho ăn nhưng Tắc kè vẫn sống. Những con nuôi trong lồng như thế thì khoảng tháng 5-6 đã đẻ nhiều trứng màu trắng vỏ mềm một lần đẻ hai trứng chừng 100 ngàysau bắt đầu nở 3 tháng 10 ngày không phải ấp Tắc kè con sau khi nở 3-4 năm sau mới trưởng .