Xuất xứ: Biệt lục. Tên Việt Nam: Xương cọp. Tên Hán Việt khác: Ô duyệt cốt, Đại trùng cốt (Trửu Hậu), Ư thỏ cốt (Tả Truyện), Ô trạch (Hán Thư), Bá đô cốt, Lý phụ cốt, Hàm cốt, Lý dĩ cốt, Sạm miêu cốt, (Bản Thảo Cương Mục), Uy cốt, Hàm cốt, Trành thỏ cốt, Vụ thái cốt (Hoà Hán Dược Khảo), Hổ hĩnh cốt, Tứ thối hổ cốt, Hổ đầu cốt, Hổ tích cốt, Hổ lặc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khoa học: Os Tigridis. Mô tả: Hổ còn gọi là Hùm, Cọp, Kễnh, Ông ba. | DƯỢC HỌC HỔ CỐT Xuất xứ Biệt lục. Tên Việt Nam Xương cọp. Tên Hán Việt khác Ô duyệt cốt Đại trùng cốt Trửu Hậu Ư thỏ cốt Tả Truyện Ô trạch Hán Thư Bá đô cốt Lý phụ cốt Hàm cốt Lý dĩ cốt Sạm miêu cốt Bản Thảo Cương Mục Uy cốt Hàm cốt Trành thỏ cốt Vụ thái cốt Hoà Hán Dược Khảo Hổ hĩnh cốt Tứ thối hổ cốt Hổ đầu cốt Hổ tích cốt Hổ lặc Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển . Tên khoa học Os Tigridis. Mô tả Hổ còn gọi là Hùm Cọp Kễnh Ông ba mươi có tên khoa học là Panthera Tigris thuộc họ Felidae. Hổ quê ở phương Bắc di cư dần xuống phía Nam theo hai đường đường Tây nam châu Á cạnh cao nguyên Tây Tạng và đường Trung Quốc qua Miến Điện Đông Dương tới Inđônêxia chiều dài cơ thể 180-280cm đuôi 90cm nặng có thể tới 272kg sống ở rừng sâu bụi rậm đồng cỏ tranh nghĩa là những nơi có nhiều mồi ăn nước và chỗ tránh nắng. Hổ ăn thịt nhiều loại thú bò tót trâu rừng gấu hươu nai lợn rừng sơn dương báo. Mùa nước lên Hổ ăn cả rùa lúc đói Hổ không từ cả ếch nhái cào cào. Hổ bắt mồi bằng cách cắn cổ hay gáy và nếu mồi khỏe có thể cắn mông đùi sau. Thường Hổ ăn mồi từ gan ruột ra ngoài và thường đợi thịt mồi thối rồi mới ăn. Hổ có bộ lông vàng đẹp có nhiều vằn đen có mấy thứ tiếng kêu. Khi động đực Hổ gầm lên tiếng gầm vang rất xa có ý nghĩa gọi bạn đến để giao hợp. Có khi kêu póc như nai để dụ mồi lại gần. Khi giật mình kêu húp khi giận kêu hừ hừ hay há miệng nhe nanh khạc gió. Trong mùa sinh dục cuối mùa đông hay đầu mùa xuân hổ ghép đôi và lúc này tính Hổ cũng dữ tợn hơn lúc bình thường. Thời gian chửa khoảng 3 tháng rưỡi. Mỗi lứa đẻ từ 2 -4 con đôi khi tới 5-6 con . Hai ba năm đẻ một lứa. Hổ con sau 2 tháng có thể theo mẹ để kiếm ăn và sống với mẹ tới 1 5-2 tuổi. Hổ trưởng thành khoảng 3-4 tuổi. Hổ sống khoảng 30 năm. Có lẽ vì thế mà có tên là ông ba mươi Hổ là loài thú rừng dữ tợn người ta gọi nó là chúa sơn lâm cũng không quá. Hổ rất bạo tấn công cả những con thú cao hơn nó như Voi Bò tót Trâu rừng. Hổ rất khỏe có thể tha con mồi nặng hơn nó nhiều lần. Hổ có thể trèo cây dễ .