Xuất xứ: Ngô Phổ Bản Thảo. Tên khác: Giả tô, Khương giới (Biệt Lục), Thử minh (Bản Kinh), Kinh giới huệ, Kinh giới thán, Nhất niệp kim, Tái sinh đơn, Như thánh tán, Độc hành tán, Cử khanh cố bái tán, Tịnh giới (Hòa Hán Dược Khảo), Hồ kinh giới, Thạch kinh giới, Trân la kinh (Bản Thảo Cương Mục) Mô tả cây: Kinh giới là một loại cỏ, sống hằng năm, mùi rất thơm, cao 0,60 0,80m, thân vuông, phía gốc màu hơi tía, toàn cây có lông mềm ngắn. Lá mọc đối, lá dưới gốc không có. | DƯỢC HỌC KINH GIỚI Xuất xứ Ngô Phổ Bản Thảo. Tên khác Giả tô Khương giới Biệt Lục Thử minh Bản Kinh Kinh giới huệ Kinh giới thán Nhất niệp kim Tái sinh đơn Như thánh tán Độc hành tán Cử khanh cố bái tán Tịnh giới Hòa Hán Dược Khảo Hồ kinh giới Thạch kinh giới Trân la kinh Bản Thảo Cương Mục Mô tả cây Kinh giới là một loại cỏ sống hằng năm mùi rất thơm cao 0 60 -0 80m thân vuông phía gốc màu hơi tía toàn cây có lông mềm ngắn. Lá mọc đối lá dưới gốc không có cuống hay gần như không có cuống xẻ sâu thành 5 thùy lá phía trên cũng không cuống xẻ 3 đến 5 thùy. Hoa tự mọc thành bông gồm những hoa mọc vòng ở mỗi đốt. Bông hoa dài 3 - 8cm hoa nhỏ màu tím nhạt. Quả hình trứng hay hình trái xoan dài chừng 1mm mặt bóng màu nâu. Địa lý Cây Kinh giới Schizonepeta tenuifolia chưa thấy mọc ở Việt Nam. Ở nước ta chỉ mới thấy trồng loại Kinh giới Elsholtzia Cristata để ăn và làm thuốc. Thu hái Vào mùa thu lúc hoa nở bông còn xanh nhổ cả cây phơi hay sấy khô gọi là toàn Kinh giới nhưng có nời chỉ cắt hoa và cành nếu cắt hoa phơi khô gọi là Kinh giới tuệ nếu hái toàn cây trừ bỏ phần rễ thì gọí là Kinh giới. Bộ phận dùng làm thuốc Toàn cây Herba Schizonepetae . Thứ mầu tím nhạt thân nhỏ bông nhiều hoa dầy là tốt. Mô tả dược liệu Cây thẳng đứng hình trụ vuông 4 mặt có rạch dọc phần trên nhiều cành. Dài 50-100cm đường kính 0 3-0 5cm. Ngoài mặt mầu tím nhạt. Chất nhẹ dòn dễ bẻ gẫy chỗ gẫy có tủy mầu trắng. Lá mọc đối phiến lá se thùy nhỏ dài. Đầu cành mọc hoa tự tán vòng hình trụ mầu lục dài 6 6cm-10cm đường kính 0 6cm. Mùi thơm vị hơi chát cay và mát Dược Tài Học