Sơ lược tiểu sử: Bác sĩ Phạm ngọc Thạch sinh ngày 7 tháng 5 nǎm 1909, học Đại học Y Hà Nội từ nǎm 1928, tốt nghiệp bác sĩ ở Paris nǎm 1934. Tham gia hoạt động cách mạng ở Sài Gòn từ thời kỳ Mặt trận Bình dân (1936-1939), vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 3 nǎm 1945. Từ tháng 3 nǎm 1945, là một thủ lĩnh của tổ chức Thanh niên Tiền phong, tham gia cướp chính quyền tháng 8 nǎm 1945. Từ 27 tháng 8 nǎm 1945 là Bộ trưởng Y tế đầu tiên của. | Các Danh nhân y học Bác sỹ Phạm Ngọc Thạch 1909-1968 Sơ lược tiếu sử Bác sĩ Phạm ngọc Thạch sinh ngày 7 tháng 5 năm 1909 học Đại học Y Hà Nội từ năm 1928 tốt nghiệp bác sĩ ở Paris năm 1934. Tham gia hoạt động cách mạng ở Sài Gòn từ thời kỳ Mặt trận Bình dân 1936-1939 vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 3 năm 1945. Từ tháng 3 năm 1945 là một thủ lĩnh của tổ chức Thanh niên Tiền phong tham gia cướp chính quyền tháng 8 năm 1945. Từ 27 tháng 8 năm 1945 là Bộ trưởng Y tế đầu tiên của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ủy viên ủy ban Nhân dân Nam Bộ rồi lần lượt Thứ trưởng Phủ Chủ tịch Trưởng phái đoàn chính phủ tại Nam Bộ 1948-1950 Chủ tịch ủy ban Kháng chiến Hành chính Đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn Trưởng ban Y tế của Đảng Thứ trưởng Y tế 1954-1958 từ 1958 là Bộ trưởng Y tế. Hy sinh trên chiến trường Miền Nam ngày 7 tháng 11 năm1968. Bộ Trưởng Phạm Ngọc Thạch với ngành Y tế nhân dân Năm 1958 khi ông trở về phụ trách ngành y tế sức khỏe của nhân dân ta suy giảm rất nhiều nhất là ở những vùng mới được giải phóng tình hình bệnh tật rất nghiêm trọng bệnh lao chiếm tới 4 dân số bệnh sốt rét lan tràn ở miền núi với tỷ lệ người mắc 80-90 làm rất nhiều người chết người phong lang thang khắp nơi thiếu nơi chạy chữa bệnh mắt hột làm hàng triệu người mù loà chưa có cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em tỷ lệ trẻ em chết bệnh rất cao nạn hữu sinh vô dưỡng phổ biến trong xã hội các dịch bệnh như dịch tiêu chảy thổ tả thương hàn đậu mùa sởi ho gà bạch hầu. các bệnh lây theo đường tình dục như giang mai lậu hoành hành khắp nơi với tỷ lệ người mắc và người chết rất cao tuổi thọ trung bình của người dân chưa tới 40. Ngành y tế nước ta đã phát triển mạnh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đáp ứng có hiệu quả yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong các vùng tự do nhưng trước nhiệm vụ mới nặng nề hơn phải quản lí và chăm sóc sức khỏe cho cả nửa đất nước hoàn toàn giải phóng thì còn yếu và thiếu. Quán triệt đường lối quan điểm của Đảng dựa vào sự ưu việt của chế độ ta