I. Đại cương Người thuộc loại động vật hằng nhiệt. Chúng ta thường điều hoà nhiệt độ trung tâm của cơ thể trong một khoảng hẹp xung quanh 37oC khi tiếp xúc với một khoảng biến đổi nhiệt độ rộng của môi trường. Một người không mặc áo quần có thể tiếp xúc với nhiệt độ môi trường từ thấp là 12,8oC đến cao là 54,5oC trong không khí khô mà vẫn duy trì được thân nhiệt trong khoảng 36,1- 37,8oC. . | Sinh lý học điều hòa thân nhiệt I. Đại cương Người thuộc loại động vật hằng nhiệt. Chúng ta thường điều hoà nhiệt độ trung tâm của cơ thể trong một khoảng hẹp xung quanh 37oC khi tiếp xúc với một khoảng biến đổi nhiệt độ rộng của môi trường. Một người không mặc áo quần có thể tiếp xúc với nhiệt độ môi trường từ thấp là 12 8oC đến cao là 54 5oC trong không khí khô mà vẫn duy trì được thân nhiệt trong khoảng 36 1- 37 8oC. Ở nhiệt độ 40-41oC con người có thể dung nạp chỉ trong một thời gian ngắn. Khi thân nhiệt từ 42oC trở lên xảy ra sự giáng hoá nhanh chóng của protein trong tế bào và dẫn đến tử vong. Tất cả các phản ứng tế bào sinh hoá và enzyme đều phụ thuộc nhiệt độ. Vì thế sự điều hoà thân nhiệt tối ưu là cần thiết cho các hoạt động sinh lý ở động vật hằng nhiệt . II. Thân nhiệt 1. Nhiệt độ trung tâm Là nhiệt độ các phần sâu trong cơ thể như gan não và các tạng . còn gọi là nhiệt độ phần lõi cơ thể. Nhiệt độ trung tâm bình thường nằm trong giới hạn từ 36-37 5oC nhưng hay gặp nhất là 36 5-37oC. Có 3 cách đo nhiệt độ trung tâm - Đo ở trực tràng nhiệt độ đo ở trực tràng với độ sâu chuẩn là 5-10 cm được xem là tiêu biểu cho nhiệt độ trung tâm. - Đo ở miệng dưới lưỡi thấp hơn ở trực tràng khoảng 0 4-O 6oC. - Đo ở hõm nách thấp hơn nhiệt độ trực tràng khoảng 0 65oC. 2. Nhiệt độ ngoại vi Là nhiệt độ của da và tổ chức dưới da còn gọi nhiệt độ phần vỏ cơ thể. Nhiệt độ này thay đổi theo từng vị trí trên cơ thể và theo nhiệt độ môi trường. Ở nhiệt độ phòng 24-25oC nhiệt độ da vùng đầu ngực bụng là 35oC vùng cánh tay và cẳng chân là 31oC vùng bàn tay bàn chân là 29oC. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt . Vận .