Núi Nhạn Sông Đà Phú Yên

Núi Nhạn Sông Đà Phú Yên Là cụm thắng cảnh đã để lại nhiều ấn tượng với du khách khi đặt chân đến Phú Yên. Núi Nhạn nằm bên bờ Bắc sông Đà Rằng, thuộc địa phận phường I, thành phố Tuy Hòa. Núi Nhạn còn có tên gọi khác là “Núi Bảo Tháp” hoặc “Tháp Dinh”. Đứng ở độ cao 64 m trên đỉnh Núi Nhạn, ta có thể bao quát một vùng non nước Phú Yên với toàn cảnh thành phố Tuy Hoà, làng hoa Bình Ngọc, núi Đá Bia,. | Núi Nhạn Sông Đà Phú Yên Là cụm thắng cảnh đã để lại nhiều ấn tượng với du khách khi đặt chân đến Phú Yên. Núi Nhạn nằm bên bờ Bắc sông Đà Rằng thuộc địa phận phường I thành phố Tuy Hòa. Núi Nhạn còn có tên gọi khác là Núi Bảo Tháp hoặc Tháp Dinh . Đứng ở độ cao 64 m trên đỉnh Núi Nhạn ta có thể bao quát một vùng non nước Phú Yên với toàn cảnh thành phố Tuy Hoà làng hoa Bình Ngọc núi Đá Bia Biển Đông và hai chiếc Cầu đường sắt và đường bộ dài m bắt song song qua sông Đà Rằng. Trên đỉnh Núi Nhạn có Tháp Chàm cổ kính còn có tên gọi là Tháp Nhạn được người Chiêm Thành xây dựng vào khoảng thế kỷ 11. Tháp có cấu trúc khối hình chóp vuông vững chắc cao 25m gồm tất cả 4 tầng thu nhỏ dần khi lên cao. Núi Nhạn nằm một góc giữa chỏm cắt của QL1A và nhánh sông Chùa thuộc phường Bình Nhạn nay gọi là phường I thành phố Tuy Hoà. Núi cao 60 mét so với mặt nước biển có đường chu vi quanh núi khoảng trên 1 km. Núi Nhạn có hình thế xoè ra như hình con chim nhạn xoè đôi cánh với phần đầu là chỗ giao nhau giữa QL1A và sông Chùa cổ thon nhỏ lại rồi phình to ra như đôi cánh chim ở phần đường Tản Đà vì vậy nên mới có tên gọi này. Cũng có người cho rằng ngày xưa núi này như một cù lao nhỏ nằm trong vịnh Tuy Hoà biển ăn sát đến tận chân dãy Trường Sơn là nơi để loài chim nhạn làm tổ trú ẩn. Sau này vịnh dần dần được bồi lấp tạo nên đồng bằng rộng lớn nối liền cù lao Nhạn với đất liền. Trên núi Nhạn có rất nhiều cây cối rậm rạp đặc biệt là mai rừng nở vàng vào mùa xuân và mùa hạ ở phía đông-nam gần sông Chùa có một trảng sim nhỏ đến mùa hoa sim nở tím cả một vùng. Trên núi có nhiều loài chim như nhạn cò và đặc biệt là rất nhiều khỉ. Mãi đến năm 1961 khỉ vẫn sống từng đàn trên núi này cho đến khi chiến tranh ác liệt nổ ra quân đội Sài Gòn cho đóng đồn và đặt súng đại bác trên núi ngày đêm bắn phá các vùng căn cứ yểm trợ cho các cuộc hành quân nên khỉ đã bỏ về rừng núi đại ngàn chim chóc cũng di trú nơi khác cây cối bị đốn chặt phát quang để phục vụ cho tầm quan sát quân sự. Trên núi .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.